Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Quản lý sự gia tăng nhanh chóng của máy chủ ảo (VPS)

Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu giá trị kinh doanh IBM, có tới 90% số tổ chức được khảo sát có dự kiến ứng dụng hoặc triển khai trên quy mô lớn một mô hình điện toán đám mây trong vòng 3 năm tới.



Khi các tổ chức triển khai bước đi tiếp theo sau khi đã ảo hóa các trung tâm dữ liệu và mở rộng các môi trường điện toán đám mây của mình, sẽ phải đối mặt với thách thức quản lý sự gia tăng nhanh chóng của các máy chủ ảo. Chính vì thế, công bố của IBM tại Việt Nam về những phần mềm - giải pháp mới với khả năng tăng cường thông tin, mức độ kiểm soát và tự động hóa trên các môi trường điện toán đám mây và môi trường truyền thống… là những bước phát triển quan trọng về cấp độ an ninh thông tin, mức độ kiểm soát và tự động hóa dành cho các tổ chức trong việc quản lý và triển khai các dịch vụ điện toán đám mây một cách an toàn.
Cụ thể hơn, những giải pháp trên nền tảng IBM SmartCloud bao gồm giải pháp quản lý vòng đời tích hợp của các dịch vụ điện toán đám mây, giải pháp đảm bảo tính liên tục của dịch vụ, giải pháp giám sát môi trường điện toán đám mây thông minh… sẽ giảm được 20% chi phí tài nguyên và đồng thời nâng cao được mức độ ổn định trong các môi trường triển khai nhờ tự động hóa và tự phục vụ; nâng cao độ linh hoạt tới 40% bằng cách đồng bộ hóa hoạt động cộng tác trong quá trình vận hành và phát triển với khả năng truyền thông theo ngữ cảnh; tăng 20% về độ sẵn sàng và hiệu năng của dịch vụ ứng dụng thông qua cải thiện mức độ gắn kết của các hoạt động phát triển, kiểm thử và vận hành của các bên liên quan…
“Số lượng máy chủ ảo tăng gấp ba lần sau mỗi chu kỳ 2 năm, hơn cả mức độ gia tăng gấp đôi của công suất tính toán trong khi ngân sách CNTT gần như không đổi. Với thực tiễn như vậy, cứ sau mỗi 2 năm sẽ cần thêm 1,5 lần cơ sở hạ tầng vật lý để hỗ trợ môi trường điện toán đám mây với đòi hỏi về nhân công cao gấp hai lần. Đó là một vấn đề không bền vững về mặt chi phí và quản lý cũng như hoàn toàn trái ngược với những triển vọng của điện toán đám mây” - ông Trần Viết Huân, Giám đốc công nghệ, IBM Việt Nam, cho biết như vậy.
Chính vì thế, các giải pháp SmartCloud Foundation của IBM cho phép các tổ chức lắp đặt, quản lý, cấu hình và tự động hóa việc tạo ra các dịch vụ điện toán đám mây trong các môi trường điện toán đám mây riêng, công cộng hoặc lai với một cấp độ kiểm soát cao hơn so với trước đây. Các giải pháp này hạ thấp chi phí và nâng cao mức độ kiểm soát hoạt động chuyển đổi để triển khai điện toán đám mây song song với các môi trường sản xuất của tổ chức ứng dụng.

Điện toán đám mây giúp ngành Giáo dục nâng chất lượng!

 Điện toán đám mây được xem là đại diện cho một mô hình công nghệ mang tính cách mạng có thể nâng cao đáng kể chất lượng giáo dục cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam .


Thông tin này vừa được chia sẻ tại Hội thảo Giải pháp Công nghệ Thông minh và Hiệu quả cho ngành giáo dục, với điện toán đám mây do IBM tổ chức. Điện toán đám mây được xem là đại diện cho một mô hình công nghệ mang tính cách mạng, có thể nâng cao đáng kể chất lượng giáo dục cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam . 

Chẳng hạn như, một sinh viên khoa toán có thể ngồi tại ký túc xá kết nối Internet và truy cập điện toán đám mây để tìm một máy chủ vật lý hay máy chủ ảo với dung lượng lưu trữ cần thiết, cùng với một phần mềm toán học MATLAB để chạy một bài tập về nhà. Một giảng viên cũng có thể truy cập chính đám mây đó để đề nghị một máy chủ ảo cho mỗi sinh viên thực hiện một dự án dựa trên phần mềm TinkerPlots.

Sau khi sử dụng sau, các tài nguyên này lại được trả lại về đám mây để phân bổ cho người dùng tiếp theo. Các nguồn lực này chỉ được sử dụng khi cần, vì vậy tối ưu hóa việc sử dụng các phần cứng và giấy phép phần mềm, đồng thời tối thiểu hóa chi phí năng lượng và mua sắm hàng năm. Một đặc điểm quan trọng nữa là các sinh viên và giáo viên có thể truy cập các tài nguyên này 24x7, từ lớp, từ nhà hay từ ký túc xá.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHCNTT HCM) là trường đại học đầu tiên, đồng thời cũng là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam , triển khai giải pháp điện toán đám mây dựa trên hệ thống IBM PureSystems. Hệ thống IBM PureSystems sẽ thay thế cho cơ sở hạ tầng CNTT phức tạp của trường hiện đang hỗ trợ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động nội bộ khác.

Theo ông Dương Anh Đức, Hiệu trưởng ĐHCNTT HCM, để giữ vững được vị thế đi đầu trong ngành, điều quan trọng là các sinh viên và giảng viên nhà trường phải có được khả năngtruy cập ngay tức thì và thường xuyên vào các nguồn tài nguyên đào tạo của nhà trường. Do đó, chúng tôi muốn phát triển một “thư viện ảo” linh hoạt, được tùy chỉnh theo nhu cầu của cộng đồng học thuật đang ngày càng gia tăng của trường.

Ông Đức tin rằng, công nghệ IBM PureSystems sẽ giúp nhà trường truy cập một cách linh hoạt và dễ dàng đến rất nhiều ứng dụng đa dạng trong tương lai, với mức độ tích hợp và tối ưu hóa sâu, cùng những kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng có được từ hàng nghìn dự án triển khai trước đây của IBM.

Danh mục giải pháp điện toán đám mây của IBM dành cho ngành giáo dục bao gồm từ các giải pháp đám mây riêng, đám mây công cộng, đám mây lai đến các giải pháp IBM desktop cloud, giải pháp tự động cấp phát và quản lý tài nguyên IBM SmartCloud Provisioning, giải pháp hệ thống tích hợp IBM PureSystems hỗ trợ tăng tốc triển khai điện toán đám mây…

Dịch vụ đăng ký tên miền (domain) Internet sẽ phải cạnh tranh theo cơ chế thị trường

ICTnews – Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, Bộ TT&TT sẽ ban hành cơ chế mới về thu phí đăng ký tên miền Internet. Theo đó, nhà nước sẽ không thu phí đăng ký tên miền và trả hoa hồng cho các đại lý như hiện nay, mà phí đăng ký sẽ do các nhà đăng ký tên miền tự quyết định theo cơ chế thị trường cạnh tranh.



 Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, Bộ TT&TT đã thực hiện xã hội hóa rất tốt việc đăng ký tên miền Internet, tính đến thời điểm này toàn bộ việc đăng ký tên miền đều do các nhà đăng ký tên miền làm. Hiện tại nhà nước thu phí sử dụng tên miền và cho các nhà đăng ký tên miền hưởng hoa hồng. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện xã hội hóa đăng ký tên miền, Bộ TT&TT thấy rằng cần ban hành một cơ chế mới về thu phí tên miền và chi trả hoa hồng cho nhà đăng ký tên miền, tuy nhiên mức phí chi trả bao nhiêu thì chưa được đưa ra.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng yêu cầu Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu việc quản lý tên miền theo hướng nhà nước sẽ không thu phí đăng ký tên miền và cũng không chi trả hoa hồng cho các nhà đăng ký tên miền như hiện nay. Thay vào đó, Nhà nước chỉ thu phí sử dụng tên miền, còn đối với việc đăng ký tên miền các nhà đăng ký tự căn cứ vào chi phí doanh nghiệp để tự định mức phí đăng ký tên miền để thu phí. Như vậy lĩnh vực đăng ký tên miền sẽ trở thành thị trường cạnh tranh, các nhà đăng ký tên miền tự định giá cả để đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường, khi thị trường cạnh tranh thực sự sẽ đưa mức phí đăng ký tên miền xuống thấp, có lợi hơn cho người sử dụng tên miền.

“Nếu thực hiện theo cơ chế mới nói trên, do không còn thu phí đăng ký tên miền, nhà nước sẽ giảm phí sử dụng tên miền xuống, việc kinh doanh tên miền sẽ hoàn toàn theo cơ chế thị trường, do thị trường tự quyết định. Vấn đề này đã được đưa ra tại một số hội nghị của Bộ TT&TT trong năm 2014”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết.

Thống kê của VNNIC cho hay, từ đầu năm 2014 cho đến ngày 15/12/2014 đã phát triển mới được 100.319 tên miền “.vn”, nâng tổng số tên miền “.vn” lên 297.235 tên miền, tăng trưởng 12,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Với kết quả này, tên miền “.vn” tiếp tục khẳng định vị trí là tên miền quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, tên miền “.vn” đang vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực châu Á. Trong bảng xếp hạng 22 tên miền quốc gia có số lượng tên miền đăng ký sử dụng lớn nhất khu vực châu Á do Hiệp hội các tổ chức quản lý tên miền cấp cao mã quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APTLD) công bố, tên miền “.vn” đứng thứ 7.

Về tên miền tiếng Việt, tính đến ngày 15/12/2014, đã có 83.330 tên miền đăng ký mới, nâng tổng số tên miền tiếng Việt lên 983.199 tên miền. Trong đó, số lượng tên miền đã được đưa vào sử dụng thực tế trên các loại dịch vụ là 172.332, chiếm hơn 17,5% tổng số tên miền tiếng Việt đang duy trì trên hệ thống.

Tháng 7/2014, số lượng tên miền tiếng Việt đăng ký trên hệ thống đã chạm mốc 1 triệu, đưa tên miền đa ngữ Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới về số lượng đăng ký. Đây là kết quả ấn tượng, cho thấy sự quan tâm của cộng đồng và tiềm năng phát triển tên miền tiếng Việt, đánh dấu sự phát triển Internet ở Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của đại diện VNNIC, con số 1 triệu tên miền này còn tồn tại một lượng không nhỏ các tên miền “ảo”, không đưa vào sử dụng, đăng ký để giữ chỗ. Vì thế, trong nửa cuối năm 2014, VNNIC đã tập trung mục tiêu đưa tên miền tiếng Việt phát triển về chất, thay vì phát triển về lượng như những năm trước. Tính đến giữa tháng 12/2014, VNNIC đã thanh lọc 59.000 tên miền tiếng Việt đăng ký nhưng không đưa vào sử dụng, chủ thể không liên lạc được. Việc thanh lọc giúp đẩy tỉ lệ sử dụng tên miền tiếng Việt từ 16,4% lên 17,5% hiện tại và hướng tới đạt mức trên 20% vào dịp kỷ niệm 4 năm tên miền tiếng Việt tự do, miễn phí (28/4/2015).

Bên cạnh đó, năm 2014, với số lượng địa chỉ IPv4 được cấp cho các thành viên tính đến ngày 15/12/2014 là trên 15,6 triệu địa chỉ, Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ hai trong khu vực ASEAN; đứng thứ 8 khu vực châu Á và đứng thứ 27 trong tổng số các quốc gia giữ nhiều IPv4 nhất toàn cầu.
 

40.000 tên miền (domain) tiếng Việt bị thu hồi!

KTĐT - Trong quý 1/2015, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã rà soát thanh lọc và thu hồi 40.000 tên miền tiếng Việt chưa đưa vào sử dụng.
Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị Giao ban Quản lý Nhà nước quý 1/2015 được Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức , VNNIC vừa rà soát và thu hồi 40.000 tên miền tiếng Việt đã đăng ký nhưng chưa đưa vào sử dụng, thu hồi tên miền aigvietnam.vn, tạm ngưng tên miền nguoicaotuoi.org.vn.



Đây là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TT&TT trong việc thúc đẩy tỷ lệ sử dụng tên miền tiếng Việt, giảm tình trạng đăng ký mà không kích hoạt dịch vụ sau khi tên miền được cấp quyền sử dụng dẫn đến lãng phí tài nguyên. Kể từ ngày 17/10/2014, VNNIC đã triển khai từng bước việc thu hồi những tên miền tiếng Việt đã đăng ký và được cấp quyền sử dụng nhưng không đưa vào sử dụng.
Cũng theo thông tin từ VNNIC, trong quý 1/2015 đã phát triển mới được 21.094 tên miền truyền thống “.vn”, tổng số tên miền “.vn” đang duy trì là 306.557; có 16.818 tên miền tiếng Việt đăng ký mới, tổng số tên miền tiếng Việt đạt 954.984; có 07 khối /22 địa chỉ IPv4 được cấp mới, tổng số địa chỉ Ipv4 của Việt Nam là 15.638.272 địa chỉ; không có khối địa chỉ IPv6 nào được cấp mới, tổng số các vùng địa chỉ Ipv6 là 24 khối /48 và 19 khối /32. Hiện có 137.110 tên miền quốc tế đã thông báo trên trang http://thongbaotenmien.vn .
Bên cạnh đó, VNNIC đã ban hành kế hoạch hoạt động năm 2015 của Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, đồng thời thông báo lộ trình triển khai tiêu chuẩn DNSSEC trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia “.vn” cho các tổ chức, doanh nghiệp ISP, các Nhà đăng ký tên miền “.vn”.

Tên miền (Domain) .COM - 30 năm một chặng đường

 30 năm kể từ khi tên miền .COM đầu tiên - Symbolics.com được đăng ký. Đó cũng là dấu mốc cho sự thay đổi của mạng Internet toàn cầu.



VeriSign, Inc. (NASDAQ: VRSN), công ty hàng đầu trên thế giới về tên miền và an ninh mạng, cùng với cơ quan đăng ký có thẩm quyền tên miền .COM, vừa kỷ niệm 30 năm tên miền .COM và những ảnh hưởng to lớn mà tên miền .COM đã đem lại trên lĩnh vực kinh tế và văn hóa.
30 năm tên miền .COM
Tên miền .COM đã có lịch sử 30 năm thành lập

Trong suốt 30 năm qua, mạng Internet đã phát triển từ một ứng dụng ban đầu ít được biết đến, chủ yếu được sử dụng trong giới học thuật và nghiên cứu, đến nay đã trở thành một kênh truyền thông, thương mại và chia sẻ thông tin toàn cầu mà rất ít người có thể tưởng tượng được cuộc sống nếu thiếu Internet sẽ ra sao.

Trên thực tế, mỗi ngày có gần 3 tỷ người trên thế giới truy cập mạng, với hơn 300 tỷ USD doanh thu thương mại điện tử tại Mỹ và hơn 1.300 tỷ USD doanh thu thương mại điện tử toàn cầu được thực hiện thông qua mạng Internet.

Khi mạng Internet phát triển và lớn mạnh, tên miền .COM cũng luôn phát triển song hành cùng với mạng toàn cầu này. Các trang web với tên miền .COM được truy cập hàng nghìn tỷ lần mỗi ngày.

Rất nhiều công ty dựa vào sự nhận dạng thương hiệu và độ hấp dẫn của tên miền .COM để phát triển hoạt động kinh doanh và tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới.

Hàng triệu doanh nhân đã hiện thực hóa ước mơ bằng cách xây dựng các doanh nghiệp trực tuyến với tên miền .COM, đồng thời những công ty lớn nhất thế giới đều đã đăng ký thương hiệu với tên miền .COM, làm cho tên miền .COM trở nên đồng nghĩa với mạng Internet.

Có thể nói, từ tên miền Amazon.com được đăng ký vào năm 1994 cho tới Google đã đăng ký tên miền Google.com vào năm 1997, hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mới đăng ký tên miền gần đây như Enduracenter.com, NaturallyCoolKids.com, hoặc PantryFullofRecipes.com vừa mới đăng ký tên miền vào năm 2015, tên miền .COM là chuẩn mực toàn cầu để triển khai hoạt động kinh doanh qua mạng.

Các địa chỉ .COM là sự lựa chọn tốt nhất để đảm bảo định danh trên mạng của bạn trở nên dễ nhận biết, dễ dàng được tìm thấy và được tin cậy trên môi trường mạng Internet toàn cầu.

"Tên miền .COM không chỉ đơn thuần là một địa chỉ. Bản thân nó còn là một thương hiệu được công nhận và đánh giá cao trên phạm vi toàn cầu, và gần như là mọi thương hiệu lớn trên thế giới, bao gồm cả 100% công ty có tên trong danh sách Fortune 500, đều tin tưởng triển khai hoạt động trên mạng của họ với tên miền này", ông Jim Bidzos, Chủ tịch Cao cấp kiêm Tổng giám đốc Điều hành Verisign phát biểu.

Cũng theo ông này, 30 năm tồn tại và phát triển của tên miền .COM chính là một dấu mốc quan trọng đối với tất cả chúng ta và là một sự kiện đáng để ghi nhận.

Địa danh có tên miền (domain) dài nhất thế giới

Kỷ lục này thuộc về ngôi làng trên đảo Anglesey của xứ Wales với cái tên dài tới 58 ký tự không chứa dấu cách.



Llanfairpwllgwyngyllgogerychwyrndrobwllllantysiliogogogoch (gọi tắt là Llanfair PG) có nghĩa "nhà thờ thánh Mary tại thung lũng cây phỉ trắng gần xoáy nước và nhà thờ thánh Tysilio".

Tên miền Llanfairpwllgwyngyllgogerychwyrndrobwllllantysiliogogogoch.com đã được hãng Internetters đăng ký vào ngày 21/10/1999 và đây trở thành domain địa danh dài nhất.

Do tên miền .com không được phép dài quá 67 ký tự, nó không đủ chỗ để thị trấn Taumatawhakatangihangakoauauotamateaturipukakapikimaungahoronukupokaiwhenuakitanatahu tại New Zealand (85 chữ cái) phá kỷ lục của Llanfair PG. Cái tên này được hiểu là "Ngọn đồi nơi Tamatea - người đàn ông có đầu gối to, người leo núi, con chim nhạn của đất liền - thổi sáo cho người mình yêu".

Tuy nhiên, địa danh này cũng chưa là gì so với Krungthepmahanakornamornratanakosin
mahintarayutthayamahadilokphopnopparatrajathaniburiromudomrajaniwesmahasatharnamorn
phimarnavatarnsathitsakkattiyavisanukamprasit ở Thái Lan (163 ký tự).

Ngoài ra, việc giới hạn tên miền trong 63 ký tự (thêm .com là 67) đã khiến người sử dụng Internet đua nhau đăng ký những domain ngộ nghĩnh như:

www.abcdefghijklmnopqrstuvwxyzabcdefghijklmnopqrstuvwxyzabcdefghijk.com
www.thelongestdomainnameintheworldandthensomeandthensomemoreandmore.com
www.oooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo.com
www.iamtheproudownerofthelongestlongestlongestdomainnameinthisworld.com
www.thelongestlistofthelongeststuffatthelongestdomainnameatlonglast.com

Những sự thật có thể bạn chưa biết về tên miền (domain)

Bạn có biết hiện tại có 148.344.875 tên miền đã được đăng ký trên toàn thế giới? Và số lượng này đang tăng lên khoảng 100.000 tên miền mỗi ngày. Con số thật khủng khiếp phải không? Còn nhiều nhiều sự thật thú vị khác nữa về tên miền có thể bạn chưa biết, hãy cùng kiểm tra kiến thức của bạn qua 9 sự thật thú vị về tên miền sau đây:



1.       Tên miền đầu tiên được đăng ký trên thế giới là Symbolics.com

Ngày 15 tháng 3 năm 1985, Symbolics.com trở thành domain được đăng ký chính thức đầu tiên. Tổng công ty máy tính Symbolics ban đầu mua tên miền này cho công ty phát triển máy tính tiên phong của họ. Sau đó, nó được mua lại bởi nhiều công ty khác để đặt quảng cáo trên homepage.

2.       Hiện tại bạn vẫn có thể mua được tên miền của Liên Xô cũ (Liên Bang Xô Viết)

Liên Xô là một cựu quốc gia chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30/12/1922 cho đến khi chính thức tan ra vào ngày 25/12/1991. Tuy nhiên tên miền của quốc gia này (.su) vẫn còn tồn tại và thậm chí tăng trưởng hàng năm.

3.       Tên miền Youtube.com được “khai sinh” đúng vào ngày Valentine

Ngày tên miền Youtube.com – một trong những tên miền có lượng truy vấn cao ngất ngưởng hiện nay – được đăng ký là ngày 14/02/2005.

4.       Tất cả tên miền .COM có phần tên là “A” đều đã được đăng ký

Thật kỳ lạ nhưng phải thông báo với bạn rằng, tất cả domain .COM có phần tên là “A” lặp đi lặp lại từ 1 đến 63 lần đều đã được đăng ký. Vì vậy, nếu bạn muốn đăng ký tên miền là www.aaaaaaaa....(x63).com thì xin chia buồn cùng bạn.

5.       Tên miền đắt nhất được bán với giá 35.000.000USD

Vào năm 2007, VacationRentals.com được mua với giá 35 triệu đô la. Brian Sharples đã mua lại tên miền này cho dịch vụ HomeAway của mình với lý do là: “Không muốn đối thủ Expedia mua được”

6.       Google.com lẽ ra phải là Googol.com

Những nhà sáng lập của Google, Larry Page và Sean Anderson đã định đặt tên công ty của họ là Googol, thuật ngữ để để chỉ con số 1 với 100 số 0 đằng sau. Hai người đã vô tình viết sai lỗi chính tả thành Google khi họ cùng nhau ngồi kiểm tra xem tên Googol có sẵn để đăng ký tên miền hay không. Và thế là google.com được đăng ký, phần còn lại, bạn biết rồi đấy, trở thành lịch sử.

7.       Toàn bộ các tên miền có 3 ký tự đã được đăng ký

Có hơn 50000 cách sắp xếp ký tự bạn có thể tạo ra từ 3 ký tự, và chúng đều đã được đăng ký. Các tên miền có 3 ký tự cực kỳ "Hót chấm com", vì chúng dễ dàng được ghi nhớ một cách nhanh chóng. Vào năm 1997, toàn bộ các tên miền 3 ký tự đã được đăng ký hết, kể cả những tên miền .net, .org, .info, .biz và các loại tên miền cấp cao nhất khác (tên miền quốc gia và tên miền dùng chung)

8.       Đã từng có người đăng ký gần 15000 tên miền một ngày

Sự thật là như vậy, một kẻ đầu cơ tên miền láu cá có tên Mike Mann đã từng đăng ký 14 962 tên miền chỉ trong vòng 24 giờ. Khi được hỏi về sự đầu tư này, hắn đã trả lời: "chỉ đơn giản là tôi tham lam mà thôi, tôi muốn làm chủ cả thế giới".

Tên miền (Domain) .vn dẫn đầu ASEAN về số đăng ký sử dụng

Tổng số tên miền “.vn” tính đến ngày 15/12/2014 là 297.235 tên miền, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tên miền “.vn” tiếp tục là tên miền quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Đông Nam Á (ASEAN).



Thông tin nêu trên vừa được ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 của VNNIC diễn ra sáng nay, ngày 19/12/2014.

Được triển khai qua phương thức cầu truyền hình với 3 điểm cầu Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 của VNNIC có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng.

Trong năm 2014, bên cạnh việc tham gia xây dựng chính sách về quản lý tài nguyên Internet, VNNIC đã tiếp tục tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thúc đẩy phát triển tài nguyên Internet.

Đại diện VNNIC cho biết, mặc dù năm 2014 tiếp tục chịu ảnh hưởng chung từ tình hình khó khăn của nền kinh tế nhưng do Trung tâm đã chủ động triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển tên miền “.vn” nên số lượng tài nguyên Internet được cấp phát mới vẫn phát triển tốt, ổn định, đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước.

Một điểm mới trong năm 2014 là VNNIC đã chuyển đổi thành công hệ thống quản lý, cấp phát tên miền “.vn” sang hệ thống mới theo mô hình Cơ quan quản lý - Nhà đăng ký (SRS), sử dụng chuẩn giao thức quốc tế EPP. Việc chuyển đổi sang hệ thống quản lý mới với các công nghệ hiện đại góp phần nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy phát triển tên miền “.vn” trong và ngoài nước. Hệ thống mới giúp VNNIC và các nhà đăng ký tên miền “.vn” trong và ngoài nước thực hiện các nghiệp vụ hoàn toàn trực tuyến, rút ngắn đáng kể thời gian đăng ký và xử lý các yêu cầu từ chủ thể đăng ký.

Thống kê của VNNIC cho hay, từ đầu năm 2014 cho đến ngày 15/12/2014 đã phát triển mới được 100.319 tên miền “.vn”, nâng tổng số tên miền “.vn” lên 297.235 tên miền, tăng trưởng 12,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Với kết quả này, tên miền “.vn” tiếp tục khẳng định vị trí là tên miền quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, tên miền “.vn” đang vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực châu Á. Trong bảng xếp hạng 22 tên miền quốc gia có số lượng tên miền đăng ký sử dụng lớn nhất khu vực châu Á do Hiệp hội các tổ chức quản lý tên miền cấp cao mã quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APTLD) công bố, tên miền “.vn” đứng thứ 7.


Cũng theo đại diện VNNIC, trong năm 2014, Thanh tra Bộ đã tiến hành nhiều đợt thanh tra. Tổng số tên miền bị tạm ngừng theo yêu cầu của Thanh tra Bộ TT&TT và Thanh tra các Sở TT&TT là 17 tên miền và tổng số tên miền bị thu hồi là 15 tên miền.

Về tên miền tiếng Việt, tính đến ngày 15/12/2014, đã có 83.330 tên miền đăng ký mới, nâng tổng số tên miền tiếng Việt lên 983.199 tên miền. Trong đó, số lượng tên miền đã được đưa vào sử dụng thực tế trên các loại dịch vụ là 172.332, chiếm hơn 17,5% tổng số tên miền tiếng Việt đang duy trì trên hệ thống.

Tháng 7/2014, số lượng tên miền tiếng Việt đăng ký trên hệ thống đã chạm mốc 1 triệu, đưa tên miền đa ngữ Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới về số lượng đăng ký. Đây là kết quả ấn tượng, cho thấy sự quan tâm của cộng đồng và tiềm năng phát triển tên miền tiếng Việt, đánh dấu sự phát triển Internet ở Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của đại diện VNNIC, con số 1 triệu tên miền này còn tồn tại một lượng không nhỏ các tên miền “ảo”, không đưa vào sử dụng, đăng ký để giữ chỗ. Vì thế, trong nửa cuối năm 2014, VNNIC đã tập trung mục tiêu đưa tên miền tiếng Việt phát triển về chất, thay vì phát triển về lượng như những năm trước. Tính đến giữa tháng 12/2014, VNNIC đã thanh lọc 59.000 tên miền tiếng Việt đăng ký nhưng không đưa vào sử dụng, chủ thể không liên lạc được. Việc thanh lọc giúp đẩy tỉ lệ sử dụng tên miền tiếng Việt từ 16,4% lên 17,5% hiện tại và hướng tới đạt mức trên 20% vào dịp kỷ niệm 4 năm tên miền tiếng Việt tự do, miễn phí (28/4/2015).

Bên cạnh đó, năm 2014, với số lượng địa chỉ IPv4 được cấp cho các thành viên tính đến ngày 15/12/2014 là trên 15,6 triệu địa chỉ, Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ hai trong khu vực ASEAN; đứng thứ 8 khu vực châu Á và đứng thứ 27 trong tổng số các quốc gia giữ nhiều IPv4 nhất toàn cầu.

Nguồn: ICT News

Ý nghĩa các đuôi tên miền (Domain)

Các bạn có thể biết đuôi .com và .vn là được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. Nhưng hầu hết những người mới tham gia đều khó có thể hiểu hết được ý nghĩa của mỗi đuôi, mà việc quan trọng khi chọn tên miền là bạn phải nắm rõ đuôi đó có ý nghĩa và mục đích sử dụng là gì. Mời bạn cùng tìm hiểu ý nghĩa một số đuôi tên miền phổ biến.




.COM: Đây là viết tắt của cụm từ "commercial" , dịch ra tiếng Việt là “thương mại”. Đây là tên miền được sử dụng rất phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký tên miền .com này bởi vì nó khẳng định vị thế cao của doanh nghiệp trên mạng Internet.

.NET: Đây là từ viết tắt của "network", có nghĩa là “mạng lưới”. Tên miền này thường được sử dụng cho các công ty, tổ chức cung cấp các thiết bị, dịch vụ liên quan tới mạng internet . Tên miền này tại Việt Nam cũng khá phổ biến chỉ sau tên miền .com và tên miền .vn.

.ORG: Đây là từ viết tắt của cụm từ "oraganization", tạm dịch là “tổ chức”. Các trang web sử dụng đuôi .org thường là các trang web đại diện cho một tổ chức nào đó.

.INFO: Đây là từ viết tắt của cụm từ "information", từ này có nghĩa là “thông tin”. Đuôi .info thường dùng để đặt tên cho các trang web chia sẻ về tài nguyên, trang web cá nhân, chia sẻ về thông tin. Đây cũng là phần mở rộng phổ biến nhất ngay sau các loại tên miền .COM, .NET, .ORG.

.VN: Được hiểu là viết tắt của “Việt Nam”, là tên miền quốc gia Việt Nam. Tên miền này được khuyến khích sử dụng cho các doanh nghiệp trong nước. Nó có sức mạnh bảo vệ thương hiệu và khẳng định uy tín trên Internet với khách hàng. Thường thì các doanh nghiệp Việt Nam luôn mong muốn được sở hữu tên miền có đuôi .COM và .VN.

.GOV: Đây là từ viết tắt của "government". Từ này có nghĩa là "chính phủ". Tên miền này là tên miền đặc biệt chỉ đươc phép sử dụng trong các đơn vị , tổ chức của nhà nước , chinh phủ . Các cá nhân , tập thể không liên quan không được phép sử dụng.

.EDU: Đây là từ viết tắt của cụm từ "education" có nghĩa là giáo dục . Tên miền này cũng là loại tên miền đặc biệt chỉ được phép sử dụng trong các tổ chức , đơn vị liên quan tới giáo dục , đào tạo .Thường là đuôi của các website các trường học , bộ giáo dục.

.US: Là dấu hiệu nhận dạng cho các trang web của Hoa Kỳ. Nó có số lượng dự trữ lớn nhất hiện nay.

.CC: Đây từng là mã quốc gia của đảo Coco’s Keeling. Nó cho phép đăng ký một cách không giới hạn từ bất cứ người nào, ở bất cứ quốc gia nào.

.BZ: Được thiết kế làm mã quốc gia của Belize, giờ đây thường được đăng ký bởi các doanh nghiệp nhỏ khi họ không thể mua được các tên miền .BIZ. Nó cũng cho phép đăng ký một cách không giới hạn từ bất cứ người nào, ở bất cứ quốc gia nào.

.TV: Phản ánh nội dung đa dạng, đa truyền thống của một website, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp truyền thông và giải trí.

.GS: Là mã quốc gia của đảo South Georgia& South Sandwich. Nó cho phép đăng ký một cách không giới hạn từ bất cứ người nào, ở bất cứ quốc gia nào.

.WS: Khởi nguồn là mã quốc gia của Western Samoa, nhưng giờ đây nó thường được sử dụng như một ký hiệu viết tắt của từ website. Nó cho phép đăng ký một cách không giới hạn từ bất cứ người nào, ở bất cứ quốc gia nào.

.NAME: là một loại tên miền đặc biệt chỉ sử dụng cho các cá nhân. Nó thường được sử dụng để mọi người dễ nhớ địa chỉ email hoặc website cá nhân của một người nào đó và thường trình bày những hình ảnh hay các thông tin cá nhân về người này.

.JOBS – Dành cho các trang chuyên về việc làm, công ty môi giới việc làm.

.MOBI – Thường là dành cho các trang liên quan tới dịch vụ di động

.MUSEUM – Như tên gọi của nó, dành cho nhà bảo tàng.

.TRAVEL – Đuôi đẹp dành cho các blog du lịch, dịch vụ lữ hành.