Hiển thị các bài đăng có nhãn đăng ký domain. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đăng ký domain. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Cơ hội phát triển cho tên miền (domain) tiếng Việt

    Báo cáo tình hình triển khai tên miền đa ngữ IDN (Internationalized Domain Name) năm 2014 của Cơ quan quản lý tên miền .EU (EURid) và UNESCO vừa được phát hành trong tháng 9 vừa qua đã nhận định việc triển khai IDN trên thế giới hiện nay đang có những tăng trưởng đáng kể, tạo điều kiện cho sự phát triển của Tên miền tiếng Việt (IDN .VN) tại Việt Nam.



    Nhiều tiến bộ trong việc triển khai và ứng dụng IDN

    Hiện nay có khoảng 6 triệu tên miền IDN trên thế giới, chiếm 2% trong tổng số 270 triệu tên miền được đăng ký trên thế giới. EURid đã tiến hành khảo sát trong năm 2013 đối với một hệ thống website, kể cả các ông lớn như Google, Facebook, Youtube.., có tới 92% link gặp phải lỗi hiển thị và xác nhận tài khoản đối với IDN. Tuy nhiên, sang năm 2014, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 54.6%, khi mà các công cụ tìm kiếm, trang mạng xã hội đã bắt đầu hỗ trợ IDN, ví dụ như Google trong tháng 7/2014 đã thông báo rằng Gmail sẽ hỗ trợ đầy đủ IDN email. Hơn thế, trong năm 2014, IDN đã bắt đầu được hỗ trợ trên các thiết bị di động, các thiết bị gia dụng điện tử; dẫn đến lưu lượng truy cập dữ liệu di động trên IDN đã tăng trưởng 70% so với trước.

   Cuộc khảo sát mới thực hiện gần đây trong hai tháng 6 và tháng 7 năm 2014 của EURid và UNESCO cho thấy: trong số các chủ thể đăng ký IDN và nhà đăng ký của EURid, có đến 41% chủ thể tên miền được khảo sát đánh giá rất cao dịch vụ hỗ trợ của Nhà đăng ký đối với IDN và 38% Nhà đăng ký đánh giá tầm hiểu biết của các khách hàng về IDN còn thấp dưới mức mong đợi. Các chuyên gia tin tưởng rằng hành động cải thiện hiểu biết của khách hàng về IDN sẽ giúp thúc đẩy đồng thời việc triển khai và sử dụng IDN trong thời gian tới.

   Trong nhiều năm, tiếng Anh là trung tâm của Internet. Nhưng hiện nay, phần còn lại của thế giới đã bắt kịp xu hướng, nhiều nội dung đã có sẵn trong ngôn ngữ và chữ viết riêng của các quốc gia. Wikipedia, chỉ là một ví dụ đã hỗ trợ hơn 200 ngôn ngữ bản địa khác nhau. Có thể nhìn nhận một cách khả quan từ tốc độ tăng trưởng của IDN vừa qua và sự tương quan giữa IDN với ngôn ngữ riêng của các quốc gia – ngôn ngữ địa phương là một khía cạnh quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng ngôn ngữ trên Internet trong tương lai. Điều đó mở ra tiềm năng tăng trưởng của IDN trên Internet trong thời gian tới, nhất là ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, khu vực Châu Phi và Châu Mỹ La tinh - những nơi mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính.

   Sự phát triển của IDN trên thế giới giúp cân bằng thị phần của các tên miền nói chung

   Nếu như năm 2009 nhóm tên miền đuôi .com có thị phần là 48% tổng số các tên miền thì đến năm 2013 con số này giảm xuống là 42%. Điều ấn tượng đầu tiên về thị trường IDN là IDN có tốc độ tăng trưởng một cách nhanh chóng trong vòng 5 năm qua, từ dưới 2 triệu trong năm 2009 lên 6 triệu ở năm 2013 (220% so với mức tăng trưởng 42% của thị trường nói chung trong cùng kỳ).

   Nhìn chung, thị trường IDN cân bằng hơn ở các nền kinh tế mới nổi, có dân số lớn (cả online và offline) sử dụng ký tự phi Latin. Trong giai đoạn 2009-2013, đặc biệt là trong năm 2013, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có sự tăng trưởng lớn về tốc độ phát triển của tên miền cấp hai IDN và tên miền cấp cao IDN, Nga là quốc gia giữ vững ngôi đầu thế giới trong việc phát triển tên miền IDN.  Tên miền IDN .VN (tênmiềntiếngviệt.vn) cũng đạt được mức tăng trưởng khả quan, tới hơn 14% trong năm vừa qua.

   Cơ hội mở rộng cho tên miền tiếng Việt

   Theo đánh giá của Eurid và UNESCO, “.vn” là một trong những tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD) lớn trong khu vực châu Á, đứng sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Quá trình phát triển của tên miền IDN.VN được xem như một thành tựu không chỉ của riêng Internet Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn với trào lưu phát triển của IDN trên thế giới. Bắt đầu được cấp phát từ tháng 4/2011, chỉ ngày đầu tiên đã có 14.000 tên miền tiếng Việt được đăng ký, tuần đầu tiên là 113.129, chỉ bốn tháng đầu tiên đã có 360.357 đăng ký. Đến tháng 10 năm 2013, số lượng đăng ký IDN Việt Nam đã đạt 936.729. Đến tháng 7 năm 2014, số lượng tên miền tiếng Việt đã chính thức đạt 1 triệu tên miền, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng tên miền IDN lớn nhất trên Thế giới.

    Trong thời gian tới, khi các đại gia Internet lớn triển khai hỗ trợ toàn diện cho IDN email, chúng ta có thể nhìn thấy IDN được nâng lên một tầm cao hơn với những bước tiến to lớn trên thị trường mà Google đã là một đại gia dẫn đầu trong việc này. Đây cũng là một tin vui, một cơ hội cho Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật với email của tên miền tiếng việt (ví dụ: tháibình@chínhphủ.vn), tạo tài khoản tên miền tiếng việt để đăng nhập vào các mạng xã hội, … trên nhiều trình duyệt khác nhau. Điều đó hứa hẹn một chuyển biến lớn lao của Internet Việt Nam.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Chọn mua tên miền (domain) - Dễ mà hiệu quả

    Bài viết này dành cho những người định mua tên miền. Bất kể bạn muốn làm một trang blog cá nhân, mạng xã hội hay thương mại, việc mua một tên miền là điều đầu tiên nên làm, ngay cả khi bạn chưa có ý định xây dựng nội dung.



B1: Xác định nhu cầu và chọn tên miền

   Tên miền có cần gắn với một ý nghĩa nhất định không? Điều này là chắc chắn, nhưng không nhất thiết là phải nghĩ ý nghĩa trước khi nghĩ tên miền, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một tên miền độc đáo rồi tự đặt ý nghĩa cho nó. Vì vậy nó chỉ cần bảo đảm những yếu tố: độc đáo, dễ đọc

   Thường có 3 loại tên miền:

- Tên miền thương hiệu: Là tên miền không gắn với hoạt động của nó ví dụ như apple, monster rongbay, enbac, ...
- Tên miền từ khóa: Là tên miền gắn liền với hoạt động của nó: fpt.com, muachung.com, vnexpress.com, lamchame, kenh14
- Tên miền hỗn hợp: kết hợp cả 2 ví dụ như vanchuyentlc.com, fptdata,....

   Với một thương hiệu lớn thì cầ phải mua các tên miền liên quan vì tầm nhìn dài hạn ví dụ fpt có fpt.com, fpt.com.vn, fpt.vn, ....

B2: Kiểm tra tên miền

   Có tên miền đẹp nhưng có thể nó đã được đăng ký. Có rất nhiều trang web cho phép bạn kiểm tra tên miền Ví dụ như: tênmiền.vn, data.fpt.vn. Đây là ví dụ về kiểm tra tên miền tại data.fpt.vn
 
   Nếu tên miền đã bị chọn, bạn có thể liên hệ với người chủ sở hữu của tên miền đó (xem bao giờ hết hạn và họ có rao bán không). Nếu đó là một tay đầu cơ tên miền thì tốt nhất nên chọn tên miền mới để tiết kiệm chi phí. Và nhớ là tên miền đăng ký xong không sử dụng sẽ dễ bị thu hồi nhé.

   Tra cứu Whois (chủ sở hữu) , công ty đăng ký tên miền tại tênmiền.vn

B3: Đăng ký tên miền

   Các đơn vị bán tên miền tại Việt Nam đều do Bộ thông tin và truyền thông cấp phép do đó chênh lệch giá không đáng kể, gần như mua ở đâu cũng okie. Các nhà cung cấp lớn như: fpt, vdc, viettel, matbao, pa, .... Giá của các tên miền khá rẻ, vì vậy bạn không nên đắn đo khi bỏ tiền ra mua. Nên chọn các nhà cung cấp lớn để có thể được sự hỗ trợ tốt nhất.

   Sau khi thanh toán, bạn đã hoàn toàn sở hữu tên miền trong thời gian gia hạn. Sau đó để sử dụng nó bạn cần có một hosting hay server, chuyển dns, trỏ IP về hosting để có thể công khai nội dung của nó lên internet.