Hiển thị các bài đăng có nhãn Cloud Computing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cloud Computing. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

10 câu hỏi thường gặp về điện toán đám mây (Cloud computing)


Mô hình điện toán đám mây dường như ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề về bảo mật là rào cản lớn nhất quyết định liệu điện toán đám mây có được sử dụng rộng rãi nữa hay không. Điện toán đám mây hay điện toán máy chủ ảo là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây chính là mạng Internet và các kết cấu hạ tầng bên trong.



Trên thực tế, điện toán đám mây đơn giản chỉ là một bước tiến khác trong cách mạng công nghệ thông tin. Mô hình đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tinh trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng Web. Nhưng bản chất của 3 thành phần này đều tồn tại các vấn đề về bảo mật.

Các vấn đề bảo mật vẫn không ngăn được sự bùng nổ công nghệ cũng như sự ưa chuông điện toán đám mây bởi khả năng giải quyết và đáp ứng các nhu cầu bức thiết trong kinh doanh. Để đảm bảo an toàn cho đám mây điện toán, chúng ta cần nắm được vai trò của nó trong sự phát triển công nghệ. Rất nhiều câu hỏi tồn tại xung quanh những ưu và khuyết điểm khi sử dụng điện toán đám mây trong đó tính bảo mật, hữu dụng và quản lí luôn được chú ý xem xét kĩ lưỡng. Bảo mật là đề tài được giới người dùng thắc mắc nhiều nhất và sau đây là 10 câu hỏi hàng đầu được đặt ra để quyết định liệu việc triển khai điện toán đám mây có phù hợp hay không và nếu không thì nên chọn mô hình nào cho phù hợp: cá nhân, công cộng hay cả 2.

1. Khả năng rủi ro khi triển khai mô hình điện toán đám mây?


Dù mang tính chất cá nhân hay công cộng thì chúng ta vẫn không thể hoàn toàn quản lí được môi trường, dữ liệu và kể cả con người. Những thay đổi trong mô hình có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro. Những ứng dụng đám mây cung cấp thông tin rõ ràng, các công cụ thông báo tiên tiến và tích hợp với hệ thống sẵn có sẽ làm giảm rủi ro. Tuy nhiên, một vài ứng dụng khác lại không thể điều chỉnh các trạng thái bảo mật, không phù hợp với hệ thống sẽ làm gia tăng rủi ro.

2. Cần phải làm gì để chắc chắn chính sách bảo mật hiện tại tương thích với mô hình đám mây?

Mỗi thay đổi trong mô hình là mỗi dịp để ta cải thiện tình trạng và chính sách bảo mật. Vì người sử dụng sẽ tác động và điểu khiến mô hình đám mây nên chúng ta không nên tạo ra chính sách bảo mật mới. Thay vào đó là mở rộng chính sách hiện thời để tương thích với các nền tảng kèm theo. Để tay đổi chính sách bảo mật thì ta cần xem xét các yếu tố tương quan như: dữ liệu sẽ được lưu ở đâu, bảo vệ như thế nào, ai được phép truy cập, và cần tuân theo những quy tắc và thỏa hiệp gì.

3. Việc triển khai mô hình đám mây có đáp ứng được yêu cầu ủy thác?

Triển khai mô hình đám mây tác động đến tỉnh rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các quy tắc khác nhau. Một vài ứng dụng đám mây có khả năng thông báo hay báo cáo tình trạng hoạt động mạnh mẽ đồng thời được thiết lập để đáp ứng những yêu cầu thích ứng riêng biệt. Trong khi một số lại quá chung chung và không thể đáp ứng được những yêu cầu chi tiết. Ví dụ như khi chúng ta truy xuất dữ liệu, một thông báo hiện ra cho biết dữ liệu chỉ được lưu trữ trong phạm vi lãnh thổ (server trong nước) thì chúng ta không thể truy xuất được bởi các nhà cung cấp dịch vụ không thể thực hiện yêu cầu này.

4. Liệu các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn bảo mật hay theo thực tế kinh nghiệm (SAML, WSTrust, ISO, v.v..)?

Các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong điện toán đám mây như một sự tương kết giữa các dịch vụ và ngăn tình trạng độc quyền dịch vụ bảo mật. Rất nhiều tổ chức được thành lập nhằm khởi tạo và mở rộng để hổ trợ trong bước khởi đầu triển khai mô hình. Danh sách các tổ chức hổ trợ được liệt kê tại: Cloud-standards.org.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu vi phạm và xử lý như thế nào?

Khi lên chương trình bảo mật cho mô hình, chúng ta cũng cần lên kế hoạch giải quyết các lỗi vi phạm và tình trạng mất dữ liệu. Đây là yếu tố quan trọng trong các điều khoảng của nhà cung cấp và được thực hiện bởi cá nhân. Chúng ta buộc phải đáp ứng những chính sách và điều lệ do nhà cung cấp đề ra để đảm bảo được hổ trợ kịp thời nếu gặp sự cố.

6. Ai sẽ quan sát và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho dữ liệu?

Trên thực tế thì trách nhiệm bảo mật được chia sẻ. Tuy nhiên, ngày nay vai trò này lại thuộc về hệ thống thu thập dữ liệu mà không phải nhà cung cấp. Chúng ta có thể đàm phán để giới hạn trách nhiệm đối với viêc mất mát dữ liệu cụ thể là chia sẻ vai trò này với nhà cung cấp. Nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn là người chịu trách nhiệm.

7. Làm thế nào để chắc chắn rằng những dữ liệu phù hợp đã được chuyển vào mô hình?

Để biết được dữ liệu nào đã được chuyển vào đám mây, chúng ta phải hiểu dữ liệu là gì và xây dựng một hệ thống bảo mật phù hợp dựa trên dữ liệu và các ứng dụng. Quy trình này tốn nhiều thời gian để bắt đầu và rất nhiều công ty sử dụng công nghệ chống rò rỉ dữ liệu để phân loại và theo dõi dữ liệu.

8. Làm thế nào để chắc chắn những nhân viên, đối tác và khác hàng được ủy quyền có thể truy xuất dữ liệu và ứng dụng?

Vấn đề về quản lí thông tin truy cập và truy xuất dữ liệu là một thách thức trong bảo mật. Các công nghệ như truy cập chéo miền (federation), hệ thống ảo an toàn, và dự phòng đóng vai trò quan trọng trong bảo mật điện toán đám mây. Hổ trợ đám mây bằng cách mở rộng và bổ sung môi trường có thể giúp giải quyết thách thức này.

9. Dữ liệu và ứng dụng được đăng tải như thế nào, công nghệ bảo mật nào thưc hiện công việc này?

Các nhà cung cấp đám mây sẽ cung cấp thông tin này cũng như trực tiếp tác động đến khả năng đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức hay cá nhân. Do đó, yếu tố rõ ràng là rất cần thiết đối với chúng ta trước khi đưa ra quyết định.

10. Yếu tố nào khiến chúng ta có thể tin tưởng vào nhà cung cấp?

Rất nhiều yếu tố đề ra để đánh gía độ tin cậy của một nhà cung cấp như: kỳ hạn dịch vụ, hình thức hợp đồng, thủ tục SLAs (Service Level Agreements) thỏa hiệp hợp đồng dịch vụ, chính sách bảo mật, tiểu sử hoạt động, chiến lược, và danh tiếng. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên.

Cơ bản về điện toán đám mây - Cloud Computing

Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin (IT) đã bắt đầu một mẫu hình mới — điện toán đám mây. Mặc dù điện toán đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp các tài nguyên máy tính, chứ không phải là một công nghệ mới, nhưng nó đã châm ngòi một cuộc cách mạng trong cách cung cấp thông tin và dịch vụ của các tổ chức.



Lúc đầu điện toán trên máy tính lớn (mainframe) thống trị công nghệ thông tin. Cấu hình mạnh mẽ này cuối cùng đã cho ra đời mô hình khách-chủ. Công nghệ thông tin hiện đại ngày càng trở thành một chức năng của công nghệ di động, điện toán lan tỏa hoặc mọi nơi và tất nhiên, cả điện toán đám mây. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này, giống như mọi cuộc cách mạng, có các thành phần của quá khứ mà từ đó nó phát triển lên.

Vì vậy, để đưa điện toán đám mây vào đúng bối cảnh này, hãy nhớ rằng trong DNA của điện toán đám mây về cơ bản là sự tạo ra các hệ thống tiền thân của nó. Về nhiều mặt, sự thay đổi quan trọng này là vấn đề "trở lại tương lai" chứ không phải là sự kết thúc hẳn của quá khứ. Trong thế giới mới dũng cảm của điện toán đám mây, có chỗ cho sự cộng tác sáng tạo của công nghệ đám mây và cho các tiện ích đã qua thử thách của các hệ thống tiền thân đó, ví dụ như các máy tính lớn mạnh mẽ. Sự thay đổi thực sự ấy trong cách chúng ta tính toán mang lại các cơ hội to lớn cho nhân viên công nghệ thông tin để kiểm soát sự thay đổi và sử dụng chúng cho lợi ích cá nhân và tổ chức của họ.
Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên Internet ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên một hệ thống duy nhất.

Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống, phủ nhận sự cần thiết phải chỉ định phần cứng cụ thể cho một nhiệm vụ. Trước điện toán đám mây, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào.

Tại sao lại đổ xô vào đám mây?

Có các lý do có cơ sở và quan trọng về kinh doanh và công nghệ thông tin đối với sự dịch chuyển sang mẫu hình điện toán đám mây. Việc coi thuê ngoài như một giải pháp có những điểm cơ bản được xem là các lý do ấy.

  •     Chi phí giảm: Điện toán đám mây có thể làm giảm cả chi phí vốn (CapEx) lẫn chi phí vận hành (OpEx) vì các tài nguyên chỉ được mua khi cần và chỉ phải trả tiền khi sử dụng.
  •     Cách sử dụng nhân viên được tinh giản: Việc sử dụng điện toán đám mây giải phóng đội ngũ nhân viên quý giá cho phép họ tập trung vào việc cung cấp giá trị hơn là duy trì phần cứng và phần mềm.
  •     Khả năng mở rộng vững mạnh: Điện toán đám mây cho phép khả năng điều chỉnh quy mô ngay lập tức hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, bất cứ lúc nào mà không cần giao kết dài hạn.

Phát triển điện toán đám mây (Cloud computing)

Theo các chuyên gia công nghệ, năm 2015 sẽ là năm bùng nổ của thị trường điện toán đám mây khi hội tụ đủ những yếu tố như nhà cung cấp dịch vụ, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp, cơ chế chính sách…




Đặc biệt, với sự am hiểu thị trường, ngôn ngữ, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ có ưu thế đặc biệt khi triển khai dịch vụ này.


Sẵn sàng


Nếu như cách đây vài năm, điện toán đám mây (Cloud Computing) còn khá xa lạ với người Việt Nam thì đến nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến.

Thực tế cho thấy, điện toán đám mây hiện được coi là giải pháp hiệu quả nhất cho những vấn đề nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực CNTT, chi phí đầu tư hạ tầng hạn chế…  Có nhiều doanh nghiệp đang hoang phí tài nguyên như không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu tư quá nhiều về mặt con người. Trong khi đó, về lý thuyết, “đám mây” sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Đại diện của Cloud World (đơn vị hàng đầu về dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây), hiện thị trường Việt Nam đã dần tiếp cận các dịch vụ điện toán đám mây thông qua các dự án của những nhà phát triển, cung cấp trong nước như VDC (VNPT), FPT, Viettel với Microsoft, Intel… Và kết quả ban đầu cho thấy, khi áp dụng điện toán đám mây, hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể.

Một khảo sát của VMware vào cuối năm 2013 chỉ ra rằng, có tới 83% doanh nghiệp Việt Nam coi đám mây là ưu tiên hàng đầu; 67% doanh nghiệp cho rằng điện toán đám mây có ảnh hưởng lớn tới hoạt động chuyển đổi kinh doanh. Đặc biệt, nhiều chỉ số cho thấy Việt Nam là nước có cách nhìn nhận về đám mây (41%) cao hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (35%).

Dẫn một khảo sát mới đây của Symantec, đại diện Cloud World cho biết hiện có khoảng 46% doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam đang triển khai ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hóa khác. Trong đó, 39% doanh nghiệp trong nước hiện đang sử dụng dịch vụ phần mềm ảo tư nhân (VPS), trong khi 21% đang ảo hóa máy chủ và cơ sở dữ liệu.

Trong năm 2014, việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho cơ quan nhà nước thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin cũng tạo đà cho các doanh nghiệp công nghệ có các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây phát triển.

Ưu thế từ doanh nghiệp nội


Rõ ràng, với những ưu việt đem lại, nhiều chuyên gia nhận định điện toán đám mây hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2015. Thế nhưng, một trong những rào cản lại chính là ngôn ngữ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn (Cloud World) nhận định, đa phần doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất trong việc tìm kiếm những công nghệ trợ giúp cho kinh doanh của họ. Chính vì thế, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp trong nước với xu thế công nghệ thế giới. Việc này đòi hỏi một trình độ nhất định về công nghệ, sự am hiểu thói quen của doanh nghiệp Việt Nam và trên hết là khả năng đào tạo thị trường gắn với công nghệ. Và, điều đó chỉ ở các doanh nghiệp trong nước bởi họ là những người hiểu rõ người dùng nhất.

Cũng theo ông Anh Tuấn, hiện có nhiều doanh nghiệp lớn đang “bắt tay” cùng doanh nghiệp nhỏ hơn tham gia vào thị trường công nghệ điện toán đám mây và đem lại cho người dùng nhiều lựa chọn phù hợp.

Nhiều chuyên gia về công nghệ thông tin cũng cho rằng, việc “sánh đôi” với các doanh nghiệp trong nước là một trong những hướng đi đúng đắn của các tập đoàn lớn về điện toán đám mây nước ngoài. Hơn ai hết, những công ty công nghệ nội hiểu rất rõ nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, yếu tố pháp lý, văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ giúp sự hợp tác thành công, đưa công nghệ tới người tiêu dùng đích thực. Đây có thể xem là sự bổ khuyết hợp lý để đưa công nghệ điện toán đám mây phát triển đột phá, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, để thị trường phát triển bền vững, bên cạnh việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp công nghệ nội cần phải tiến tới làm chủ công nghệ, nhất là vấn đề an toàn bảo mật để có thể chủ động trong việc phát triển thị trường, giải quyết ngay những vấn đề mà đối tác gặp phải trong quá trình sử dụng.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Tìm hiểu Cloud Computing, Cloud Hosting

    Có lẽ với nhiều người, ngay cả những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, thuật ngữ Cloud Computing và Cloud Hosting còn khá lạ lẫm. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu về Cloud Computing và Cloud Hosting là gì.

1. Cloud Computing là gì?



    Bạn có thể đã nghe nói đến thuật ngữ điện toán đám mây hay Cloud Computing, nhưng bạn đã hiểu Cloud Computing là gì hay không? Cloud Computing là mô hình sử dụng các công nghệ máy tính phát triển dựa trên mạng Internet. Từ “cloud” ở đây chỉ mạng Internet. Ở Việt Nam thông dụng hơn cả là thuật ngữ Điện toán đám mây. Nói 1 cách ngắn gọn, Cloud Computing đơn giản là 1 tập hợp các tài nguyên máy tính gộp lại và các dịch vụ cung cấp trên web.

    Ở mô hình điện toán này, tất cả các khả năng liên quan đến CNTT đều được cung cấp dưới dạng các Service (dịch vụ), cho phép người dùng truy cập và sử dụng các dịch vụ công nghệ từ 1 nhà cung cấp (Internet provider) nào đó trong “Cloud” mà không cần phải có kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ đó.

Ưu điểm của Cloud Computing:

- Tài nguyên được cấp phát một cách tức thời cho doanh nghiệp.

- Giảm chi phí: giảm bớt chi phí mua bán cài đặt bảo trì tài nguyên

- Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: bạn sẽ không cần quan tâm tới các vấn đề như đầu tư tài nguyên sẽ hết khấu hao, có lãi hay không....

   Tuy vậy doanh nghiệp cần phải tìm 1 nhà cung cấp đám mây đủ lớn và uy tín để đáp ứng được tất cả những nhu cầu trên. Và Viettel IDC là 1 trong những nhà cung cấp điện toán đám mây đầu tiên ở VN.

 2. Cloud Hosting là gì?



    Cloud Hosting là gì? Đây là một câu hỏi khá nhiều người vẫn còn đang mơ hồ. Cloud hosting là dịch vụ cung cấp, đáp ứng các yêu cầu dành cho khách hàng là doanh nghiệp , tổ chức, website TMĐT, cá nhân, diễn đàn có yêu cầu cao về an toàn thông tin, tính ổn định, khả năng mở rộng linh hoạt, tốc độ truy cập website nhanh.

    Thực chất Cloud Hosting giống hết các loại web hosting bình thường, cũng sử dụng các Cpanel hay Direct Admin, chỉ khác là nó chạy trên các máy chủ Cloud thì được gọi là Cloud Hosting.

    Ưu điểm lớn nhất của Cloud Hosting là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bạn chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên mà bạn sử dụng.