Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Máy chủ (server) và phân loại máy chủ





1. Khái niệm về server (máy chủ):

Máy chủ (server): Một máy tính hay một thiết bị trên mạng, nó quản lý tài nguyên của mạng. Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ.

2. Phân loại server (máy chủ) hiện nay.

Nếu căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ người ta phân thành ba loại:

- Máy chủ riêng (Dedicated Server): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâp cấp hoặc thay đổi cấu hinh của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ

- Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS): là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như một máy chủ riêng, nhưng chạy chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

- Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.

Máy chủ ảo - Cloud VPS


Cloud VPS  là dịch vụ cung cấp hạ tầng mấy chủ trên nền tảng điện toán đám mây, sử dụng giải pháp công nghệ của VMware – Hãng dẫn đầu trong lĩnh vực ảo hóa và điện toán đám mây trên toàn cầu. Hệ thống Cloud VPS của chúng tôi được đặt tại các trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế Tier 3, trung tâm dữ liệu được đặt khắp 3 miền trên lãnh thổ Việt Nam. Hạ tầng phần cứng sử dụng trong công nghệ điện toán đám mây được tính toán tối ưu hiệu năng, khả năng mở rộng không gian giới hạn cũng như khả năng đáp ứng dự phòng giảm mức gián đoạn dịch vụ thấp nhất ( uptime 99,999%), phân tải ở mức node mạng và mức data center. Đặc biệt thiết bị sử dụng cho hạ tầng Cloud VPS được cung cấp bởi các hãng thiết bị phần cứng uy tín như Cisco, Juniper, EMC, Netapp, HP, IBM…

 


Ưu điểm của dịch vụ máy chủ ảo Cloud VPS trên nền tảng điện toán đám mây.

    1.    Tính năng sẵn sang cao ( High – Availability):


Cloud VPS không bị gián đoạn khi có node vật lý bị lỗi vì hạ tầng điện toán đám mây bao gồm tập hợp nhiều node khác nhau (Storage Multipath, Servers Farm, Network Redundancy…)

Nâng cấp cấu hình VPS không làm gián đoạn dịch vụ do tính năng Hot-Add và Hot-Swap của hệ thống.

    2.      Khả năng mở rộng (Scale as Needed):


Tài nguyên trên hạ tầng điện toán đám mây gần như không giới hạn, khách hàng có thể mở rộng cấu hình của Cloud VPS (CPU, RAM, HDD…) bất kỳ lúc nào

Trên nền tảng điện toán đám mây, khách hàng thậm chí có thể xây dựng các trung tâm dữ liệu ảo (Virtual Data Center), bao gồm các thiết bị mạng ảo (Virtual Network), máy chủ ảo (Cloud VPS), tường lửa ảo (Virtual Firewall). Cân bằng tải ảo (Virtual Loadbalancer)…

    3.      Tối giản chi phí (Lower Costs):

Sử dụng tài nguyên tối thiểu theo nhu cầu sử dụng.

Hạn chế được tài nguyên không sử dụng.

    4.      Triển khai nhanh (Deploy Projects Faster):

Việc triển khai một Cloud VPS chỉ bằng một click chuột và thời gian chỉ tính theo phút để có thể sử dụng một máy chủ ảo với đầy đủ hệ điều hành kèm theo.

Các ứng dụng cũng có thể được yêu cầu cấp phát từ các thư viện có sẵn (Public Catalogs) rất nhanh chóng.

    5.      Bảo mật cao (Security Improved):

Các khách hàng được cô lập trong môi trường đa người dung (Multi Tenancy) với các mạng ảo độc lập hoàn toàn bằng công nghệ VXLAN.

Firewall ảo với hiệu suất cao và đầy đủ tính năng (VPN, Firewall, NAT…) cho phép khách hàng tự thiết kế máy chủ của riêng cá nhân và doanh nghiệp.

    6.      Công cụ quản lý tập trung (Friendly Central Management):

Công cụ quản lý tập trung với nhiều tính năng cao cấp cho phép Admin tự thao tác (Console, privilege assigned, power-on, power-off, snapshot…)

Có khả năng giao tiếp với các nền tảng điện toán đám mây (public cloud, private cloud…) và chuyển đổi (migrate) nhanh chóng, thuận tiện.

10 câu hỏi thường gặp về điện toán đám mây (Cloud computing)


Mô hình điện toán đám mây dường như ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề về bảo mật là rào cản lớn nhất quyết định liệu điện toán đám mây có được sử dụng rộng rãi nữa hay không. Điện toán đám mây hay điện toán máy chủ ảo là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây chính là mạng Internet và các kết cấu hạ tầng bên trong.



Trên thực tế, điện toán đám mây đơn giản chỉ là một bước tiến khác trong cách mạng công nghệ thông tin. Mô hình đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tinh trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng Web. Nhưng bản chất của 3 thành phần này đều tồn tại các vấn đề về bảo mật.

Các vấn đề bảo mật vẫn không ngăn được sự bùng nổ công nghệ cũng như sự ưa chuông điện toán đám mây bởi khả năng giải quyết và đáp ứng các nhu cầu bức thiết trong kinh doanh. Để đảm bảo an toàn cho đám mây điện toán, chúng ta cần nắm được vai trò của nó trong sự phát triển công nghệ. Rất nhiều câu hỏi tồn tại xung quanh những ưu và khuyết điểm khi sử dụng điện toán đám mây trong đó tính bảo mật, hữu dụng và quản lí luôn được chú ý xem xét kĩ lưỡng. Bảo mật là đề tài được giới người dùng thắc mắc nhiều nhất và sau đây là 10 câu hỏi hàng đầu được đặt ra để quyết định liệu việc triển khai điện toán đám mây có phù hợp hay không và nếu không thì nên chọn mô hình nào cho phù hợp: cá nhân, công cộng hay cả 2.

1. Khả năng rủi ro khi triển khai mô hình điện toán đám mây?


Dù mang tính chất cá nhân hay công cộng thì chúng ta vẫn không thể hoàn toàn quản lí được môi trường, dữ liệu và kể cả con người. Những thay đổi trong mô hình có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro. Những ứng dụng đám mây cung cấp thông tin rõ ràng, các công cụ thông báo tiên tiến và tích hợp với hệ thống sẵn có sẽ làm giảm rủi ro. Tuy nhiên, một vài ứng dụng khác lại không thể điều chỉnh các trạng thái bảo mật, không phù hợp với hệ thống sẽ làm gia tăng rủi ro.

2. Cần phải làm gì để chắc chắn chính sách bảo mật hiện tại tương thích với mô hình đám mây?

Mỗi thay đổi trong mô hình là mỗi dịp để ta cải thiện tình trạng và chính sách bảo mật. Vì người sử dụng sẽ tác động và điểu khiến mô hình đám mây nên chúng ta không nên tạo ra chính sách bảo mật mới. Thay vào đó là mở rộng chính sách hiện thời để tương thích với các nền tảng kèm theo. Để tay đổi chính sách bảo mật thì ta cần xem xét các yếu tố tương quan như: dữ liệu sẽ được lưu ở đâu, bảo vệ như thế nào, ai được phép truy cập, và cần tuân theo những quy tắc và thỏa hiệp gì.

3. Việc triển khai mô hình đám mây có đáp ứng được yêu cầu ủy thác?

Triển khai mô hình đám mây tác động đến tỉnh rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các quy tắc khác nhau. Một vài ứng dụng đám mây có khả năng thông báo hay báo cáo tình trạng hoạt động mạnh mẽ đồng thời được thiết lập để đáp ứng những yêu cầu thích ứng riêng biệt. Trong khi một số lại quá chung chung và không thể đáp ứng được những yêu cầu chi tiết. Ví dụ như khi chúng ta truy xuất dữ liệu, một thông báo hiện ra cho biết dữ liệu chỉ được lưu trữ trong phạm vi lãnh thổ (server trong nước) thì chúng ta không thể truy xuất được bởi các nhà cung cấp dịch vụ không thể thực hiện yêu cầu này.

4. Liệu các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn bảo mật hay theo thực tế kinh nghiệm (SAML, WSTrust, ISO, v.v..)?

Các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong điện toán đám mây như một sự tương kết giữa các dịch vụ và ngăn tình trạng độc quyền dịch vụ bảo mật. Rất nhiều tổ chức được thành lập nhằm khởi tạo và mở rộng để hổ trợ trong bước khởi đầu triển khai mô hình. Danh sách các tổ chức hổ trợ được liệt kê tại: Cloud-standards.org.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu vi phạm và xử lý như thế nào?

Khi lên chương trình bảo mật cho mô hình, chúng ta cũng cần lên kế hoạch giải quyết các lỗi vi phạm và tình trạng mất dữ liệu. Đây là yếu tố quan trọng trong các điều khoảng của nhà cung cấp và được thực hiện bởi cá nhân. Chúng ta buộc phải đáp ứng những chính sách và điều lệ do nhà cung cấp đề ra để đảm bảo được hổ trợ kịp thời nếu gặp sự cố.

6. Ai sẽ quan sát và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho dữ liệu?

Trên thực tế thì trách nhiệm bảo mật được chia sẻ. Tuy nhiên, ngày nay vai trò này lại thuộc về hệ thống thu thập dữ liệu mà không phải nhà cung cấp. Chúng ta có thể đàm phán để giới hạn trách nhiệm đối với viêc mất mát dữ liệu cụ thể là chia sẻ vai trò này với nhà cung cấp. Nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn là người chịu trách nhiệm.

7. Làm thế nào để chắc chắn rằng những dữ liệu phù hợp đã được chuyển vào mô hình?

Để biết được dữ liệu nào đã được chuyển vào đám mây, chúng ta phải hiểu dữ liệu là gì và xây dựng một hệ thống bảo mật phù hợp dựa trên dữ liệu và các ứng dụng. Quy trình này tốn nhiều thời gian để bắt đầu và rất nhiều công ty sử dụng công nghệ chống rò rỉ dữ liệu để phân loại và theo dõi dữ liệu.

8. Làm thế nào để chắc chắn những nhân viên, đối tác và khác hàng được ủy quyền có thể truy xuất dữ liệu và ứng dụng?

Vấn đề về quản lí thông tin truy cập và truy xuất dữ liệu là một thách thức trong bảo mật. Các công nghệ như truy cập chéo miền (federation), hệ thống ảo an toàn, và dự phòng đóng vai trò quan trọng trong bảo mật điện toán đám mây. Hổ trợ đám mây bằng cách mở rộng và bổ sung môi trường có thể giúp giải quyết thách thức này.

9. Dữ liệu và ứng dụng được đăng tải như thế nào, công nghệ bảo mật nào thưc hiện công việc này?

Các nhà cung cấp đám mây sẽ cung cấp thông tin này cũng như trực tiếp tác động đến khả năng đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức hay cá nhân. Do đó, yếu tố rõ ràng là rất cần thiết đối với chúng ta trước khi đưa ra quyết định.

10. Yếu tố nào khiến chúng ta có thể tin tưởng vào nhà cung cấp?

Rất nhiều yếu tố đề ra để đánh gía độ tin cậy của một nhà cung cấp như: kỳ hạn dịch vụ, hình thức hợp đồng, thủ tục SLAs (Service Level Agreements) thỏa hiệp hợp đồng dịch vụ, chính sách bảo mật, tiểu sử hoạt động, chiến lược, và danh tiếng. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên.

Cơ bản về điện toán đám mây - Cloud Computing

Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin (IT) đã bắt đầu một mẫu hình mới — điện toán đám mây. Mặc dù điện toán đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp các tài nguyên máy tính, chứ không phải là một công nghệ mới, nhưng nó đã châm ngòi một cuộc cách mạng trong cách cung cấp thông tin và dịch vụ của các tổ chức.



Lúc đầu điện toán trên máy tính lớn (mainframe) thống trị công nghệ thông tin. Cấu hình mạnh mẽ này cuối cùng đã cho ra đời mô hình khách-chủ. Công nghệ thông tin hiện đại ngày càng trở thành một chức năng của công nghệ di động, điện toán lan tỏa hoặc mọi nơi và tất nhiên, cả điện toán đám mây. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này, giống như mọi cuộc cách mạng, có các thành phần của quá khứ mà từ đó nó phát triển lên.

Vì vậy, để đưa điện toán đám mây vào đúng bối cảnh này, hãy nhớ rằng trong DNA của điện toán đám mây về cơ bản là sự tạo ra các hệ thống tiền thân của nó. Về nhiều mặt, sự thay đổi quan trọng này là vấn đề "trở lại tương lai" chứ không phải là sự kết thúc hẳn của quá khứ. Trong thế giới mới dũng cảm của điện toán đám mây, có chỗ cho sự cộng tác sáng tạo của công nghệ đám mây và cho các tiện ích đã qua thử thách của các hệ thống tiền thân đó, ví dụ như các máy tính lớn mạnh mẽ. Sự thay đổi thực sự ấy trong cách chúng ta tính toán mang lại các cơ hội to lớn cho nhân viên công nghệ thông tin để kiểm soát sự thay đổi và sử dụng chúng cho lợi ích cá nhân và tổ chức của họ.
Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên Internet ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên một hệ thống duy nhất.

Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống, phủ nhận sự cần thiết phải chỉ định phần cứng cụ thể cho một nhiệm vụ. Trước điện toán đám mây, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào.

Tại sao lại đổ xô vào đám mây?

Có các lý do có cơ sở và quan trọng về kinh doanh và công nghệ thông tin đối với sự dịch chuyển sang mẫu hình điện toán đám mây. Việc coi thuê ngoài như một giải pháp có những điểm cơ bản được xem là các lý do ấy.

  •     Chi phí giảm: Điện toán đám mây có thể làm giảm cả chi phí vốn (CapEx) lẫn chi phí vận hành (OpEx) vì các tài nguyên chỉ được mua khi cần và chỉ phải trả tiền khi sử dụng.
  •     Cách sử dụng nhân viên được tinh giản: Việc sử dụng điện toán đám mây giải phóng đội ngũ nhân viên quý giá cho phép họ tập trung vào việc cung cấp giá trị hơn là duy trì phần cứng và phần mềm.
  •     Khả năng mở rộng vững mạnh: Điện toán đám mây cho phép khả năng điều chỉnh quy mô ngay lập tức hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, bất cứ lúc nào mà không cần giao kết dài hạn.

Phát triển điện toán đám mây (Cloud computing)

Theo các chuyên gia công nghệ, năm 2015 sẽ là năm bùng nổ của thị trường điện toán đám mây khi hội tụ đủ những yếu tố như nhà cung cấp dịch vụ, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp, cơ chế chính sách…




Đặc biệt, với sự am hiểu thị trường, ngôn ngữ, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ có ưu thế đặc biệt khi triển khai dịch vụ này.


Sẵn sàng


Nếu như cách đây vài năm, điện toán đám mây (Cloud Computing) còn khá xa lạ với người Việt Nam thì đến nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến.

Thực tế cho thấy, điện toán đám mây hiện được coi là giải pháp hiệu quả nhất cho những vấn đề nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực CNTT, chi phí đầu tư hạ tầng hạn chế…  Có nhiều doanh nghiệp đang hoang phí tài nguyên như không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu tư quá nhiều về mặt con người. Trong khi đó, về lý thuyết, “đám mây” sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Đại diện của Cloud World (đơn vị hàng đầu về dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây), hiện thị trường Việt Nam đã dần tiếp cận các dịch vụ điện toán đám mây thông qua các dự án của những nhà phát triển, cung cấp trong nước như VDC (VNPT), FPT, Viettel với Microsoft, Intel… Và kết quả ban đầu cho thấy, khi áp dụng điện toán đám mây, hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể.

Một khảo sát của VMware vào cuối năm 2013 chỉ ra rằng, có tới 83% doanh nghiệp Việt Nam coi đám mây là ưu tiên hàng đầu; 67% doanh nghiệp cho rằng điện toán đám mây có ảnh hưởng lớn tới hoạt động chuyển đổi kinh doanh. Đặc biệt, nhiều chỉ số cho thấy Việt Nam là nước có cách nhìn nhận về đám mây (41%) cao hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (35%).

Dẫn một khảo sát mới đây của Symantec, đại diện Cloud World cho biết hiện có khoảng 46% doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam đang triển khai ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hóa khác. Trong đó, 39% doanh nghiệp trong nước hiện đang sử dụng dịch vụ phần mềm ảo tư nhân (VPS), trong khi 21% đang ảo hóa máy chủ và cơ sở dữ liệu.

Trong năm 2014, việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho cơ quan nhà nước thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin cũng tạo đà cho các doanh nghiệp công nghệ có các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây phát triển.

Ưu thế từ doanh nghiệp nội


Rõ ràng, với những ưu việt đem lại, nhiều chuyên gia nhận định điện toán đám mây hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2015. Thế nhưng, một trong những rào cản lại chính là ngôn ngữ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn (Cloud World) nhận định, đa phần doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất trong việc tìm kiếm những công nghệ trợ giúp cho kinh doanh của họ. Chính vì thế, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp trong nước với xu thế công nghệ thế giới. Việc này đòi hỏi một trình độ nhất định về công nghệ, sự am hiểu thói quen của doanh nghiệp Việt Nam và trên hết là khả năng đào tạo thị trường gắn với công nghệ. Và, điều đó chỉ ở các doanh nghiệp trong nước bởi họ là những người hiểu rõ người dùng nhất.

Cũng theo ông Anh Tuấn, hiện có nhiều doanh nghiệp lớn đang “bắt tay” cùng doanh nghiệp nhỏ hơn tham gia vào thị trường công nghệ điện toán đám mây và đem lại cho người dùng nhiều lựa chọn phù hợp.

Nhiều chuyên gia về công nghệ thông tin cũng cho rằng, việc “sánh đôi” với các doanh nghiệp trong nước là một trong những hướng đi đúng đắn của các tập đoàn lớn về điện toán đám mây nước ngoài. Hơn ai hết, những công ty công nghệ nội hiểu rất rõ nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, yếu tố pháp lý, văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ giúp sự hợp tác thành công, đưa công nghệ tới người tiêu dùng đích thực. Đây có thể xem là sự bổ khuyết hợp lý để đưa công nghệ điện toán đám mây phát triển đột phá, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, để thị trường phát triển bền vững, bên cạnh việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp công nghệ nội cần phải tiến tới làm chủ công nghệ, nhất là vấn đề an toàn bảo mật để có thể chủ động trong việc phát triển thị trường, giải quyết ngay những vấn đề mà đối tác gặp phải trong quá trình sử dụng.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Tác hại của việc quên gia nhập tên miền (Domain)

Với việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao như cung cấp tên miền cho quý khách hàng thì công ty  của chúng tôi còn tiến hành cung cấp những dịch vụ như gia han ten mien với chất lượng cao nhất cho quý khách hàng. Đã có rất nhiều khách hàng tìm đến  chúng tôi để gia hạn tên miền cho website của mình, chính điều này một lần nữa đã khẳng định cho chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty chúng tôi.



Nhiều doanh nghiệp thường xem nhẹ vấn đề gia hạn tên miền cho doanh nghiệp mình chính vì vậy đã xảy ra những trường hợp nhiều tên miền đã bị ngưng hoạt động cũng như ngưng lại tất cả hoạt động liên quan đến tên miền như mất quền truy cập website, email,…chính điều này sẽ ảnh hưởng chất lượng website của bạn. Cho nên quý khách cần phải nhanh chóng tiến hành việc gia hạn tên miền cho mình.

Đối với những trường hợp quý khách hàng sử dụng tên miền quốc tế thì trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ thời điểm hết hạn, quý khách vẫn không tiến hành gia hạn tên miền thì chúng sẽ bị xóa. Còn đối với tên miền Việt Nam thì trong vòng 20 ngày tính từ thời điểm hết hạn nhưng không gia hạn thì tên miền của bạn sẽ bị xóa vĩnh viễn và bất kỳ một cá nhân và tổ chức nào cũng có thể đăng ký tên miền đó của bạn, chính điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của bạn. thậm chí có những người có ý đồ xấu sẽ sử dụng những tên miền của các bạn nhằm phá hoại việc kinh doanh của bạn hoặc sử dụng với mục đích xấu.

Ten mien có thể chỉ là một công cụ giúp cho việc kinh doanh của các bạn đến với người tiêu dùng một cách thân thiện và nhanh chóng nhất trong thời đại công nghệ, thế nhưng chỉ cần một phút lơ là và quên đi mất việc gia hạn tên miền thì đó sẽ là một tác hại to lớn cho doanh nghiệp của bạn, nhất là đối với những doanh nghiệp có uy tín lớn trên thị trường hiện nay. Chính vì vậy, các bạn hãy sử dụng dịch vụ gia hạn tên miền của công ty  chúng tôi để có được những dịch vụ gia hạn tên miền tốt nhất và các bạn sẽ không sợ phải mất tên miền vì quên gia hạn, trong trường hợp quý khách hàng quên thời gian gia hạn tên miền thì những nhân viên của chúng tôi sẽ tiến hành nhắc nhở cho quý khách hàng bằng email hoặc điện thoại trong khoảng thời gian trước 1 tháng hoặc trước 2 tuần trước thời gian hết hạn của tên miền để đảm bảo tên miền của bạn được hoạt động một cách ổn định nhất.

Tên miền (domain) quốc tế và những vấn đề liên quan

Chúng ta có thể nhận thấy rằng công nghệ luôn đem đến cho chúng ta những giải pháp tuyệt vời trong cuộc sống cũng như những cơ hội kinh doanh hiếm có, chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký sử dụng website và đăng ký cho mình tên miền để có thể kinh doanh một cách tốt nhất, thế nhưng những vấn đề về việc đăng ký tên miền cũng như sử dụng tên miền ra sao lại không phải điều mà ai cũng biết. chính vì thế mà công ty của chúng tôi sẽ tiến hành những giải đáp các thắc mắc của quý khách về tên miền Việt Nam cũng giống như tên miền quốc tế :



1. Tại sao người sử dụng phải đăng ký tên miền trong khi nhu cầu của họ thực sự chỉ cần một website cho riêng mình : các bạn có thể hiểu rằng các bạn đã có một website riêng cho mình với những dịch vụ được cung cấp có tên miền như abc123.com, thì phía đối thủ làm ăn của các bạn cũng có thể tạo cho mình một tên miền giống như thế, trong đó sẽ có những thông tin bất lợi cho công ty của quý khách. Người tiêu dùng thì không thể phân biệt được đâu là thật giả khi tìm kiếm thông tin trên mạng thì sẽ có những đánh giá sai biệt về công ty của bạn, đó là chưa kể đến vấn đề mất luôn tên miền vào tay đối thủ.

2. Tên miền của các bạn sẽ do ai trực tiếp quản lý ? đối với những tên miền quốc tế thì người quản lý trực tiếp sẽ là ICANN, tên miền Việt Nam sẽ được VNNIC quản lý, tuy nhiên những đại lý hoặc công ty đăng ký tên miền cho quý khách sẽ là nơi mà quý khách sẽ trực tiếp liên hệ để đăng ký tên miền cũng như xác nhận chủ sở hữu của tên miền cũng như các thông tin liên quan.

3. Nhiều người thường có câu hỏi rằng mình có thật sự sở hữu những tên miền đã đăng ký hay không? Chúng tôi xin được trả lời như sau, những tên miền quốc tế thì khi tên miền chưa hết hạn thì quý khách vẫn là những người chủ thực sự của chúng. Thế nhưng đối với tên miền Việt Nam thì tên miền được xem như là tài nguyên của quốc giá và quý khách chỉ có thể sử dụng được chúng trong điều kiện tên miền đó còn quyền hạn sử dụng.
Ngoài 3 vấn đề trên thì quý khách sẽ còn có những vấn đề khác liên quan đến tên miền, cho nên quý khách có thể đến với công ty của chúng tôi để được tư vấn và giải quyết thắc mắc một cách chu đáo nhất.

Đăng kí tên miền (domain) ở đâu?

Vấn đề mua tên miền, đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng tên miền như thế nào có lẽ là một câu hỏi mà nhiều khách hàng muốn tìm được lời giải đáp cho mình, dựa vào những thông tư, văn bản và nghị định của pháp luật, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này cho quý khách hàng được rõ hơn.



Thủ tục đăng ký tên miền ở đâu và trình tự ra sao: những chủ thế khi dang ky ten mien là cá nhân đang sinh sống trong và ngoài nước hay là một tổ chức muốn đăng ký cũng như sử dụng tên miền có đuôi là .vn sẽ phải thực hiện những thủ tục cũng như chuẩn bị hồ sơ đăng ký tên miền thông qua những nhà cung cấp đăng ký tên miền với đuôi .vn.

Quy định pháp luật về vấn đề đặt tên miền ra sao: tóm gọn vấn đề này các chủ thể sẽ phải đăng ký tên miền không được đi ngược lại những nội dung sau, tên miền không được đi ngược lại hiến pháp của nước Việt nam, không ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến những an ninh quốc gia và toàn vẹn vùng lãnh thổ, không ảnh hưởng đến truyền thống cũng như lợi ích quốc gia và chia rẽ dân tộc… cùng với những quy định khác, các bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng Internet.
Chúng ta sẽ phải sử dụng và quản lý tên miền như thế nào:

Đối với những chủ thể là cá nhân thì sẽ phải tuân thủ những quy định về trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng tên miền theo thông tư của bộ thông tin và truyền thông. Chủ thể sẽ có nghĩa vụ phải quản lý cũng như theo dõi tình trạng hoạt động và hiệu lực của tên miền mình đã đăng ký.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín chất lượng

Người sử dụng tên miền là cơ quan nhà nước và Đảng: đối với những chủ thế này khi sử dụng tên miền .vn thì phải lưu giữ lại những thông tin ở các máy chủ có IP ở Việt Nam cho những trang thông tin điện tử của mình. Có trách nhiệm sẽ phải đăng ký giữ chỗ với trung tâm Internet quốc giá để bảo vệ tên của mình.

Các tổ chức, cơ quan muốn sử dụng tên miền cấp 2 thì sẽ phải đăng ký với nhà đăng ký tên miền và làm rõ mục đích sử dụng cũng như tuân thủ những quy định nghiệp vụ và sử dụng tên miền cho trung tâm Internet quốc gia ban hành. Chấp hành việc đóng lệ phí cũng như phí duy trì hằng năm chúng hạn định.

Có lẽ bây giờ các bạn đã rõ hơn trong vấn đề đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng, quản lý chúng như thế nào là hợp khác rồi, chức các bạn sử dụng tên miền đúng cách và hiệu quả nhất.

Cho thuê máy chủ giá rẻ (server)

Máy chủ giá rẻ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam

Thuê máy chủ giá rẻ




Máy chủ giá rẻ và nhu cầu sử dụng máy chủ chuyên dụng hiện nay

- Sự phát triển của công nghệ kéo theo những bước tiến rực rỡ của các dịch vụ liên quan trên mạng internet, trong đó có công nghệ lưu trữ máy chủ server. Tuy nhiên chi phí để sở hữu được một máy chủ dùng riêng thì không phải là nhỏ, kể cả máy chủ giá rẻ thì cũng là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ.

- Hiểu được nỗi lo về máy chủ này của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì công ty chúng tôi đã cho ra mắt gói dịch vụ thuê máy chủ giá rẻ, có nhu cầu sử dụng máy chủ giá rẻ dùng riêng

- Một máy chủ server chuyên dụng thì có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề về quản lý và chia sẻ dữ liệu và chạy các ứng dụng Server web, Server mail, Server printer, Server game,…

- Có rất nhiều loại máy chủ, từ cao cấp đến giá rẻ, tùy thuộc vào cấu hình máy mà tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn có thể chọn lựa sao cho phù hợp

- Hiện nay có các dòng máy chủ giá rẻ như : HP, Dell, IBM hay các hãng chuyên sản xuất các dòng máy chủ giá rẻ như Acer, SuperMicro, Tyan,.. cụ thể như :
  •     IBM Server Rackmount X3250M4
  •     Acer Server Rackmount AR320
  •     HP ProLiant DL120 G7 chạy với dòng CPU Intel E3 1220, E3 1230
  •     SuperMicro Server chạy với các dòng CPU Intel E3 1220, 1230
  •     DELL Server System Rackmount R210(II), DELL Server System Rackmount R410

Các tổ chức , doanh nghiệp nào thường có nhu cầu sử dụng máy chủ :

- Tổ chức nhà nước, chính phủ, hành chính công như: Ứng dụng máy chủ chạy các cổng thông tin điện tử (web portal) cho các bộ ban ngành và các tỉnh – thành phố, các hệ thống máy chủ cho ngành thuế – hệ thống máy chủ tổng cục thuế, các hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu khác,…

- Doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,vvv….

- Doanh nghiệp lớn hoạt động trong các ngành như ngành CNTT, Viễn thông, Hàng không, vv…

- Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí như Game, Báo điện tử, mạng xã hội, truyền hình Internet, vvv…

Máy chủ giá rẻ có tốt không ?

- Các nhà sản xuất cũng nhấn mạnh máy chủ giá rẻ không phải là máy chủ chất lượng thấp. Thậm chí, các máy chủ này còn có độ ổn định cao, hoạt động tốt, đáp ứng tối đa các tác vụ chạy liên tục 24/24h. Sở dĩ giá bán của các máy chủ này rẻ là vì chúng được thiết kế để đáp ứng vừa đủ nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ, vốn là những đơn vị hạn chế về nguồn lực tài chính cũng như nhân sự vận hành. Thực tế triển khai cho thấy, máy chủ giá rẻ là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ hiện nay.

- Điểm đặc biệt khi triển khai máy chủ giá rẻ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là yêu cầu về bảo hành và hỗ trợ sau bán hàng rất cao. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách bảo hành cũng như hỗ trợ tối ưu sẽ có tác động rất tích cực trong việc triển khai và vận hành hệ thống.

- Hơn nữa, để thích ứng với điều kiện hạn chế về nguồn lực chuyên trách CNTT, các máy chủ giá rẻ được thiết kế đặc biệt dễ vận hành và quản lý. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ứng dụng chia sẻ qua mạng với máy chủ giá rẻ thường là kế toán, bán hàng, quản lý kho bãi, chia sẻ file, máy in, Internet, mạng LAN, Web Hosting, Email và Database.

- Đánh giá về thị trường máy chủ giá rẻ hiện nay, các nhà sản xuất đều cho rằng đây là một thị trường mở và rất nhiều tiềm năng phát triển. Triển khai hệ thống thông tin nội bộ với máy chủ giá rẻ là bước khởi đầu cho doanh nghiệp khi làm quen với công nghệ quản trị tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cấp lên các hệ thống quy mô lớn hơn khi doanh nghiệp tăng trưởng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong tương lai. Với máy chủ giá rẻ, doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian và kinh phí từ việc lập kế hoạch đến triển khai và vận hành.

Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo (VPS)

Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo VPS

- Bạn có website lớn hoặc có nhiều ứng dụng riêng cần cài đặt (CRM, hệ quản trị doanh nghiệp, virtual office…), cần bảo mật cao, bạn không có kỹ thuật viên giỏi am hiểu server nhưng cần không gian riêng với chi phí hạn chế, giải pháp thuê máy chủ ảo ( VPS – server riêng ảo ) là lựa chọn được ưu tiên nhất



1. VPS là gì?

Thuê máy chủ ảo

- Máy chủ ảo ( Virtual Private Server – VPS ) là phương pháp phân chia một server vật lý thành nhiều server riêng. Mỗi server là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, chạy hệ điều hành riêng có toàn quyền quản lý và khởi động lại hệ thống.

- Máy chủ ảo VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có server riêng có thể quản trị từ xa, có thể cài đặt phần mềm theo nhu cầu mà không bị hạn chế, có thể xây dựng server web, email, backup dữ liệu hoặc dùng để truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh một cách dễ dàng, nhanh chóng, bảo mật.

2. Lợi ích khi đăng ký sử dụng dịch vụ thuê máy chủ ảo – máy chủ vps


- Máy chủ ảo VPS hoạt động hoàn toàn như một máy chủ ( server ) riêng, quý khách được toàn quyền quản trị máy chủ ảo với quyền quản trị cao nhất, đảm bảo tính bảo mật cao.

- Thuê máy chủ ảo tiết kiệm được rất lớn chi phí đầu tư mua máy chủ server ban đầu.

- Có thể dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các server ứng dụng khác và có thể cài đặt riêng theo nhu cầu cũng nhữ dễ dàng chia sẽ dữ liệu, truyền dữ liệu giữa các chi nhánh.

- Không tốn chi phí mua thiết bị, chi phí bảo dưỡng.

- Sử dụng IP tĩnh và được cấp không giới hạn IP tĩnh.

- Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.

- Thuê máy chủ ảo dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).

- Băng thông, Lưu lượng chuyển tải tùy theo nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.

- Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút (cần thiết trong lúc khẩn cấp giảm tối đa thời gian Sập Mạng của hệ thống, các trường hợp lỗi, quá tải hay tấn công mạng).

- Thuê máy chủ ảo cho phép bạn có thể quản trị từ xa bằng Remote Desktop hoặc SSH, cài đặt các ứng dụng quản trị doanh nghiệp, CRM, quản lý khách hàng, bán hàng trực tuyến…

- Thuê máy chủ ảo giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu như một máy chủ thông thường. Người quản trị có quyền truy cập cao nhất ( administrator ) để cài đặt và cấu hình cho máy chủ ảo ( VPS ). Mọi dữ liệu của khách hàng đều được lưu trữ độc lập nên có độ bảo mật cao hơn rất nhiều so với Shared Hosting thông thường.

- Hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ Cho thuê máy chủ ảo của VDO được đặt tại các nhà cung cấp uy tín VDC, FPT, Viettel, CMC, VTC đảm bảo đường truyền truy cập nhanh và ổn định.

- Máy chủ ảo VPS thích hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì thỏa mãn được 2 yếu tố chi phí và độ an toàn dữ liệu.

- Chúng tôi hiểu rằng thời gian hoạt động là rất quan trọng cho doanh nghiệp của bạn vì vậy chúng tôi đảm bảo rằng tất cả các máy chủ được hỗ trợ bởi UPS và máy phát điện để đảm bảo bảo thời gian hoạt động 99,99%.