Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Máy chủ (server) và phân loại máy chủ





1. Khái niệm về server (máy chủ):

Máy chủ (server): Một máy tính hay một thiết bị trên mạng, nó quản lý tài nguyên của mạng. Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ.

2. Phân loại server (máy chủ) hiện nay.

Nếu căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ người ta phân thành ba loại:

- Máy chủ riêng (Dedicated Server): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâp cấp hoặc thay đổi cấu hinh của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ

- Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS): là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như một máy chủ riêng, nhưng chạy chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

- Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.

Máy chủ ảo - Cloud VPS


Cloud VPS  là dịch vụ cung cấp hạ tầng mấy chủ trên nền tảng điện toán đám mây, sử dụng giải pháp công nghệ của VMware – Hãng dẫn đầu trong lĩnh vực ảo hóa và điện toán đám mây trên toàn cầu. Hệ thống Cloud VPS của chúng tôi được đặt tại các trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế Tier 3, trung tâm dữ liệu được đặt khắp 3 miền trên lãnh thổ Việt Nam. Hạ tầng phần cứng sử dụng trong công nghệ điện toán đám mây được tính toán tối ưu hiệu năng, khả năng mở rộng không gian giới hạn cũng như khả năng đáp ứng dự phòng giảm mức gián đoạn dịch vụ thấp nhất ( uptime 99,999%), phân tải ở mức node mạng và mức data center. Đặc biệt thiết bị sử dụng cho hạ tầng Cloud VPS được cung cấp bởi các hãng thiết bị phần cứng uy tín như Cisco, Juniper, EMC, Netapp, HP, IBM…

 


Ưu điểm của dịch vụ máy chủ ảo Cloud VPS trên nền tảng điện toán đám mây.

    1.    Tính năng sẵn sang cao ( High – Availability):


Cloud VPS không bị gián đoạn khi có node vật lý bị lỗi vì hạ tầng điện toán đám mây bao gồm tập hợp nhiều node khác nhau (Storage Multipath, Servers Farm, Network Redundancy…)

Nâng cấp cấu hình VPS không làm gián đoạn dịch vụ do tính năng Hot-Add và Hot-Swap của hệ thống.

    2.      Khả năng mở rộng (Scale as Needed):


Tài nguyên trên hạ tầng điện toán đám mây gần như không giới hạn, khách hàng có thể mở rộng cấu hình của Cloud VPS (CPU, RAM, HDD…) bất kỳ lúc nào

Trên nền tảng điện toán đám mây, khách hàng thậm chí có thể xây dựng các trung tâm dữ liệu ảo (Virtual Data Center), bao gồm các thiết bị mạng ảo (Virtual Network), máy chủ ảo (Cloud VPS), tường lửa ảo (Virtual Firewall). Cân bằng tải ảo (Virtual Loadbalancer)…

    3.      Tối giản chi phí (Lower Costs):

Sử dụng tài nguyên tối thiểu theo nhu cầu sử dụng.

Hạn chế được tài nguyên không sử dụng.

    4.      Triển khai nhanh (Deploy Projects Faster):

Việc triển khai một Cloud VPS chỉ bằng một click chuột và thời gian chỉ tính theo phút để có thể sử dụng một máy chủ ảo với đầy đủ hệ điều hành kèm theo.

Các ứng dụng cũng có thể được yêu cầu cấp phát từ các thư viện có sẵn (Public Catalogs) rất nhanh chóng.

    5.      Bảo mật cao (Security Improved):

Các khách hàng được cô lập trong môi trường đa người dung (Multi Tenancy) với các mạng ảo độc lập hoàn toàn bằng công nghệ VXLAN.

Firewall ảo với hiệu suất cao và đầy đủ tính năng (VPN, Firewall, NAT…) cho phép khách hàng tự thiết kế máy chủ của riêng cá nhân và doanh nghiệp.

    6.      Công cụ quản lý tập trung (Friendly Central Management):

Công cụ quản lý tập trung với nhiều tính năng cao cấp cho phép Admin tự thao tác (Console, privilege assigned, power-on, power-off, snapshot…)

Có khả năng giao tiếp với các nền tảng điện toán đám mây (public cloud, private cloud…) và chuyển đổi (migrate) nhanh chóng, thuận tiện.

10 câu hỏi thường gặp về điện toán đám mây (Cloud computing)


Mô hình điện toán đám mây dường như ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề về bảo mật là rào cản lớn nhất quyết định liệu điện toán đám mây có được sử dụng rộng rãi nữa hay không. Điện toán đám mây hay điện toán máy chủ ảo là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây chính là mạng Internet và các kết cấu hạ tầng bên trong.



Trên thực tế, điện toán đám mây đơn giản chỉ là một bước tiến khác trong cách mạng công nghệ thông tin. Mô hình đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tinh trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng Web. Nhưng bản chất của 3 thành phần này đều tồn tại các vấn đề về bảo mật.

Các vấn đề bảo mật vẫn không ngăn được sự bùng nổ công nghệ cũng như sự ưa chuông điện toán đám mây bởi khả năng giải quyết và đáp ứng các nhu cầu bức thiết trong kinh doanh. Để đảm bảo an toàn cho đám mây điện toán, chúng ta cần nắm được vai trò của nó trong sự phát triển công nghệ. Rất nhiều câu hỏi tồn tại xung quanh những ưu và khuyết điểm khi sử dụng điện toán đám mây trong đó tính bảo mật, hữu dụng và quản lí luôn được chú ý xem xét kĩ lưỡng. Bảo mật là đề tài được giới người dùng thắc mắc nhiều nhất và sau đây là 10 câu hỏi hàng đầu được đặt ra để quyết định liệu việc triển khai điện toán đám mây có phù hợp hay không và nếu không thì nên chọn mô hình nào cho phù hợp: cá nhân, công cộng hay cả 2.

1. Khả năng rủi ro khi triển khai mô hình điện toán đám mây?


Dù mang tính chất cá nhân hay công cộng thì chúng ta vẫn không thể hoàn toàn quản lí được môi trường, dữ liệu và kể cả con người. Những thay đổi trong mô hình có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro. Những ứng dụng đám mây cung cấp thông tin rõ ràng, các công cụ thông báo tiên tiến và tích hợp với hệ thống sẵn có sẽ làm giảm rủi ro. Tuy nhiên, một vài ứng dụng khác lại không thể điều chỉnh các trạng thái bảo mật, không phù hợp với hệ thống sẽ làm gia tăng rủi ro.

2. Cần phải làm gì để chắc chắn chính sách bảo mật hiện tại tương thích với mô hình đám mây?

Mỗi thay đổi trong mô hình là mỗi dịp để ta cải thiện tình trạng và chính sách bảo mật. Vì người sử dụng sẽ tác động và điểu khiến mô hình đám mây nên chúng ta không nên tạo ra chính sách bảo mật mới. Thay vào đó là mở rộng chính sách hiện thời để tương thích với các nền tảng kèm theo. Để tay đổi chính sách bảo mật thì ta cần xem xét các yếu tố tương quan như: dữ liệu sẽ được lưu ở đâu, bảo vệ như thế nào, ai được phép truy cập, và cần tuân theo những quy tắc và thỏa hiệp gì.

3. Việc triển khai mô hình đám mây có đáp ứng được yêu cầu ủy thác?

Triển khai mô hình đám mây tác động đến tỉnh rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các quy tắc khác nhau. Một vài ứng dụng đám mây có khả năng thông báo hay báo cáo tình trạng hoạt động mạnh mẽ đồng thời được thiết lập để đáp ứng những yêu cầu thích ứng riêng biệt. Trong khi một số lại quá chung chung và không thể đáp ứng được những yêu cầu chi tiết. Ví dụ như khi chúng ta truy xuất dữ liệu, một thông báo hiện ra cho biết dữ liệu chỉ được lưu trữ trong phạm vi lãnh thổ (server trong nước) thì chúng ta không thể truy xuất được bởi các nhà cung cấp dịch vụ không thể thực hiện yêu cầu này.

4. Liệu các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn bảo mật hay theo thực tế kinh nghiệm (SAML, WSTrust, ISO, v.v..)?

Các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong điện toán đám mây như một sự tương kết giữa các dịch vụ và ngăn tình trạng độc quyền dịch vụ bảo mật. Rất nhiều tổ chức được thành lập nhằm khởi tạo và mở rộng để hổ trợ trong bước khởi đầu triển khai mô hình. Danh sách các tổ chức hổ trợ được liệt kê tại: Cloud-standards.org.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu vi phạm và xử lý như thế nào?

Khi lên chương trình bảo mật cho mô hình, chúng ta cũng cần lên kế hoạch giải quyết các lỗi vi phạm và tình trạng mất dữ liệu. Đây là yếu tố quan trọng trong các điều khoảng của nhà cung cấp và được thực hiện bởi cá nhân. Chúng ta buộc phải đáp ứng những chính sách và điều lệ do nhà cung cấp đề ra để đảm bảo được hổ trợ kịp thời nếu gặp sự cố.

6. Ai sẽ quan sát và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho dữ liệu?

Trên thực tế thì trách nhiệm bảo mật được chia sẻ. Tuy nhiên, ngày nay vai trò này lại thuộc về hệ thống thu thập dữ liệu mà không phải nhà cung cấp. Chúng ta có thể đàm phán để giới hạn trách nhiệm đối với viêc mất mát dữ liệu cụ thể là chia sẻ vai trò này với nhà cung cấp. Nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn là người chịu trách nhiệm.

7. Làm thế nào để chắc chắn rằng những dữ liệu phù hợp đã được chuyển vào mô hình?

Để biết được dữ liệu nào đã được chuyển vào đám mây, chúng ta phải hiểu dữ liệu là gì và xây dựng một hệ thống bảo mật phù hợp dựa trên dữ liệu và các ứng dụng. Quy trình này tốn nhiều thời gian để bắt đầu và rất nhiều công ty sử dụng công nghệ chống rò rỉ dữ liệu để phân loại và theo dõi dữ liệu.

8. Làm thế nào để chắc chắn những nhân viên, đối tác và khác hàng được ủy quyền có thể truy xuất dữ liệu và ứng dụng?

Vấn đề về quản lí thông tin truy cập và truy xuất dữ liệu là một thách thức trong bảo mật. Các công nghệ như truy cập chéo miền (federation), hệ thống ảo an toàn, và dự phòng đóng vai trò quan trọng trong bảo mật điện toán đám mây. Hổ trợ đám mây bằng cách mở rộng và bổ sung môi trường có thể giúp giải quyết thách thức này.

9. Dữ liệu và ứng dụng được đăng tải như thế nào, công nghệ bảo mật nào thưc hiện công việc này?

Các nhà cung cấp đám mây sẽ cung cấp thông tin này cũng như trực tiếp tác động đến khả năng đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức hay cá nhân. Do đó, yếu tố rõ ràng là rất cần thiết đối với chúng ta trước khi đưa ra quyết định.

10. Yếu tố nào khiến chúng ta có thể tin tưởng vào nhà cung cấp?

Rất nhiều yếu tố đề ra để đánh gía độ tin cậy của một nhà cung cấp như: kỳ hạn dịch vụ, hình thức hợp đồng, thủ tục SLAs (Service Level Agreements) thỏa hiệp hợp đồng dịch vụ, chính sách bảo mật, tiểu sử hoạt động, chiến lược, và danh tiếng. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên.

Cơ bản về điện toán đám mây - Cloud Computing

Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin (IT) đã bắt đầu một mẫu hình mới — điện toán đám mây. Mặc dù điện toán đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp các tài nguyên máy tính, chứ không phải là một công nghệ mới, nhưng nó đã châm ngòi một cuộc cách mạng trong cách cung cấp thông tin và dịch vụ của các tổ chức.



Lúc đầu điện toán trên máy tính lớn (mainframe) thống trị công nghệ thông tin. Cấu hình mạnh mẽ này cuối cùng đã cho ra đời mô hình khách-chủ. Công nghệ thông tin hiện đại ngày càng trở thành một chức năng của công nghệ di động, điện toán lan tỏa hoặc mọi nơi và tất nhiên, cả điện toán đám mây. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này, giống như mọi cuộc cách mạng, có các thành phần của quá khứ mà từ đó nó phát triển lên.

Vì vậy, để đưa điện toán đám mây vào đúng bối cảnh này, hãy nhớ rằng trong DNA của điện toán đám mây về cơ bản là sự tạo ra các hệ thống tiền thân của nó. Về nhiều mặt, sự thay đổi quan trọng này là vấn đề "trở lại tương lai" chứ không phải là sự kết thúc hẳn của quá khứ. Trong thế giới mới dũng cảm của điện toán đám mây, có chỗ cho sự cộng tác sáng tạo của công nghệ đám mây và cho các tiện ích đã qua thử thách của các hệ thống tiền thân đó, ví dụ như các máy tính lớn mạnh mẽ. Sự thay đổi thực sự ấy trong cách chúng ta tính toán mang lại các cơ hội to lớn cho nhân viên công nghệ thông tin để kiểm soát sự thay đổi và sử dụng chúng cho lợi ích cá nhân và tổ chức của họ.
Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên Internet ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên một hệ thống duy nhất.

Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống, phủ nhận sự cần thiết phải chỉ định phần cứng cụ thể cho một nhiệm vụ. Trước điện toán đám mây, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào.

Tại sao lại đổ xô vào đám mây?

Có các lý do có cơ sở và quan trọng về kinh doanh và công nghệ thông tin đối với sự dịch chuyển sang mẫu hình điện toán đám mây. Việc coi thuê ngoài như một giải pháp có những điểm cơ bản được xem là các lý do ấy.

  •     Chi phí giảm: Điện toán đám mây có thể làm giảm cả chi phí vốn (CapEx) lẫn chi phí vận hành (OpEx) vì các tài nguyên chỉ được mua khi cần và chỉ phải trả tiền khi sử dụng.
  •     Cách sử dụng nhân viên được tinh giản: Việc sử dụng điện toán đám mây giải phóng đội ngũ nhân viên quý giá cho phép họ tập trung vào việc cung cấp giá trị hơn là duy trì phần cứng và phần mềm.
  •     Khả năng mở rộng vững mạnh: Điện toán đám mây cho phép khả năng điều chỉnh quy mô ngay lập tức hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, bất cứ lúc nào mà không cần giao kết dài hạn.

Phát triển điện toán đám mây (Cloud computing)

Theo các chuyên gia công nghệ, năm 2015 sẽ là năm bùng nổ của thị trường điện toán đám mây khi hội tụ đủ những yếu tố như nhà cung cấp dịch vụ, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp, cơ chế chính sách…




Đặc biệt, với sự am hiểu thị trường, ngôn ngữ, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ có ưu thế đặc biệt khi triển khai dịch vụ này.


Sẵn sàng


Nếu như cách đây vài năm, điện toán đám mây (Cloud Computing) còn khá xa lạ với người Việt Nam thì đến nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến.

Thực tế cho thấy, điện toán đám mây hiện được coi là giải pháp hiệu quả nhất cho những vấn đề nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực CNTT, chi phí đầu tư hạ tầng hạn chế…  Có nhiều doanh nghiệp đang hoang phí tài nguyên như không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu tư quá nhiều về mặt con người. Trong khi đó, về lý thuyết, “đám mây” sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Đại diện của Cloud World (đơn vị hàng đầu về dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây), hiện thị trường Việt Nam đã dần tiếp cận các dịch vụ điện toán đám mây thông qua các dự án của những nhà phát triển, cung cấp trong nước như VDC (VNPT), FPT, Viettel với Microsoft, Intel… Và kết quả ban đầu cho thấy, khi áp dụng điện toán đám mây, hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể.

Một khảo sát của VMware vào cuối năm 2013 chỉ ra rằng, có tới 83% doanh nghiệp Việt Nam coi đám mây là ưu tiên hàng đầu; 67% doanh nghiệp cho rằng điện toán đám mây có ảnh hưởng lớn tới hoạt động chuyển đổi kinh doanh. Đặc biệt, nhiều chỉ số cho thấy Việt Nam là nước có cách nhìn nhận về đám mây (41%) cao hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (35%).

Dẫn một khảo sát mới đây của Symantec, đại diện Cloud World cho biết hiện có khoảng 46% doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam đang triển khai ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hóa khác. Trong đó, 39% doanh nghiệp trong nước hiện đang sử dụng dịch vụ phần mềm ảo tư nhân (VPS), trong khi 21% đang ảo hóa máy chủ và cơ sở dữ liệu.

Trong năm 2014, việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho cơ quan nhà nước thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin cũng tạo đà cho các doanh nghiệp công nghệ có các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây phát triển.

Ưu thế từ doanh nghiệp nội


Rõ ràng, với những ưu việt đem lại, nhiều chuyên gia nhận định điện toán đám mây hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2015. Thế nhưng, một trong những rào cản lại chính là ngôn ngữ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn (Cloud World) nhận định, đa phần doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất trong việc tìm kiếm những công nghệ trợ giúp cho kinh doanh của họ. Chính vì thế, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp trong nước với xu thế công nghệ thế giới. Việc này đòi hỏi một trình độ nhất định về công nghệ, sự am hiểu thói quen của doanh nghiệp Việt Nam và trên hết là khả năng đào tạo thị trường gắn với công nghệ. Và, điều đó chỉ ở các doanh nghiệp trong nước bởi họ là những người hiểu rõ người dùng nhất.

Cũng theo ông Anh Tuấn, hiện có nhiều doanh nghiệp lớn đang “bắt tay” cùng doanh nghiệp nhỏ hơn tham gia vào thị trường công nghệ điện toán đám mây và đem lại cho người dùng nhiều lựa chọn phù hợp.

Nhiều chuyên gia về công nghệ thông tin cũng cho rằng, việc “sánh đôi” với các doanh nghiệp trong nước là một trong những hướng đi đúng đắn của các tập đoàn lớn về điện toán đám mây nước ngoài. Hơn ai hết, những công ty công nghệ nội hiểu rất rõ nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, yếu tố pháp lý, văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ giúp sự hợp tác thành công, đưa công nghệ tới người tiêu dùng đích thực. Đây có thể xem là sự bổ khuyết hợp lý để đưa công nghệ điện toán đám mây phát triển đột phá, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, để thị trường phát triển bền vững, bên cạnh việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp công nghệ nội cần phải tiến tới làm chủ công nghệ, nhất là vấn đề an toàn bảo mật để có thể chủ động trong việc phát triển thị trường, giải quyết ngay những vấn đề mà đối tác gặp phải trong quá trình sử dụng.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Tác hại của việc quên gia nhập tên miền (Domain)

Với việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao như cung cấp tên miền cho quý khách hàng thì công ty  của chúng tôi còn tiến hành cung cấp những dịch vụ như gia han ten mien với chất lượng cao nhất cho quý khách hàng. Đã có rất nhiều khách hàng tìm đến  chúng tôi để gia hạn tên miền cho website của mình, chính điều này một lần nữa đã khẳng định cho chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty chúng tôi.



Nhiều doanh nghiệp thường xem nhẹ vấn đề gia hạn tên miền cho doanh nghiệp mình chính vì vậy đã xảy ra những trường hợp nhiều tên miền đã bị ngưng hoạt động cũng như ngưng lại tất cả hoạt động liên quan đến tên miền như mất quền truy cập website, email,…chính điều này sẽ ảnh hưởng chất lượng website của bạn. Cho nên quý khách cần phải nhanh chóng tiến hành việc gia hạn tên miền cho mình.

Đối với những trường hợp quý khách hàng sử dụng tên miền quốc tế thì trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ thời điểm hết hạn, quý khách vẫn không tiến hành gia hạn tên miền thì chúng sẽ bị xóa. Còn đối với tên miền Việt Nam thì trong vòng 20 ngày tính từ thời điểm hết hạn nhưng không gia hạn thì tên miền của bạn sẽ bị xóa vĩnh viễn và bất kỳ một cá nhân và tổ chức nào cũng có thể đăng ký tên miền đó của bạn, chính điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của bạn. thậm chí có những người có ý đồ xấu sẽ sử dụng những tên miền của các bạn nhằm phá hoại việc kinh doanh của bạn hoặc sử dụng với mục đích xấu.

Ten mien có thể chỉ là một công cụ giúp cho việc kinh doanh của các bạn đến với người tiêu dùng một cách thân thiện và nhanh chóng nhất trong thời đại công nghệ, thế nhưng chỉ cần một phút lơ là và quên đi mất việc gia hạn tên miền thì đó sẽ là một tác hại to lớn cho doanh nghiệp của bạn, nhất là đối với những doanh nghiệp có uy tín lớn trên thị trường hiện nay. Chính vì vậy, các bạn hãy sử dụng dịch vụ gia hạn tên miền của công ty  chúng tôi để có được những dịch vụ gia hạn tên miền tốt nhất và các bạn sẽ không sợ phải mất tên miền vì quên gia hạn, trong trường hợp quý khách hàng quên thời gian gia hạn tên miền thì những nhân viên của chúng tôi sẽ tiến hành nhắc nhở cho quý khách hàng bằng email hoặc điện thoại trong khoảng thời gian trước 1 tháng hoặc trước 2 tuần trước thời gian hết hạn của tên miền để đảm bảo tên miền của bạn được hoạt động một cách ổn định nhất.

Tên miền (domain) quốc tế và những vấn đề liên quan

Chúng ta có thể nhận thấy rằng công nghệ luôn đem đến cho chúng ta những giải pháp tuyệt vời trong cuộc sống cũng như những cơ hội kinh doanh hiếm có, chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký sử dụng website và đăng ký cho mình tên miền để có thể kinh doanh một cách tốt nhất, thế nhưng những vấn đề về việc đăng ký tên miền cũng như sử dụng tên miền ra sao lại không phải điều mà ai cũng biết. chính vì thế mà công ty của chúng tôi sẽ tiến hành những giải đáp các thắc mắc của quý khách về tên miền Việt Nam cũng giống như tên miền quốc tế :



1. Tại sao người sử dụng phải đăng ký tên miền trong khi nhu cầu của họ thực sự chỉ cần một website cho riêng mình : các bạn có thể hiểu rằng các bạn đã có một website riêng cho mình với những dịch vụ được cung cấp có tên miền như abc123.com, thì phía đối thủ làm ăn của các bạn cũng có thể tạo cho mình một tên miền giống như thế, trong đó sẽ có những thông tin bất lợi cho công ty của quý khách. Người tiêu dùng thì không thể phân biệt được đâu là thật giả khi tìm kiếm thông tin trên mạng thì sẽ có những đánh giá sai biệt về công ty của bạn, đó là chưa kể đến vấn đề mất luôn tên miền vào tay đối thủ.

2. Tên miền của các bạn sẽ do ai trực tiếp quản lý ? đối với những tên miền quốc tế thì người quản lý trực tiếp sẽ là ICANN, tên miền Việt Nam sẽ được VNNIC quản lý, tuy nhiên những đại lý hoặc công ty đăng ký tên miền cho quý khách sẽ là nơi mà quý khách sẽ trực tiếp liên hệ để đăng ký tên miền cũng như xác nhận chủ sở hữu của tên miền cũng như các thông tin liên quan.

3. Nhiều người thường có câu hỏi rằng mình có thật sự sở hữu những tên miền đã đăng ký hay không? Chúng tôi xin được trả lời như sau, những tên miền quốc tế thì khi tên miền chưa hết hạn thì quý khách vẫn là những người chủ thực sự của chúng. Thế nhưng đối với tên miền Việt Nam thì tên miền được xem như là tài nguyên của quốc giá và quý khách chỉ có thể sử dụng được chúng trong điều kiện tên miền đó còn quyền hạn sử dụng.
Ngoài 3 vấn đề trên thì quý khách sẽ còn có những vấn đề khác liên quan đến tên miền, cho nên quý khách có thể đến với công ty của chúng tôi để được tư vấn và giải quyết thắc mắc một cách chu đáo nhất.

Đăng kí tên miền (domain) ở đâu?

Vấn đề mua tên miền, đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng tên miền như thế nào có lẽ là một câu hỏi mà nhiều khách hàng muốn tìm được lời giải đáp cho mình, dựa vào những thông tư, văn bản và nghị định của pháp luật, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này cho quý khách hàng được rõ hơn.



Thủ tục đăng ký tên miền ở đâu và trình tự ra sao: những chủ thế khi dang ky ten mien là cá nhân đang sinh sống trong và ngoài nước hay là một tổ chức muốn đăng ký cũng như sử dụng tên miền có đuôi là .vn sẽ phải thực hiện những thủ tục cũng như chuẩn bị hồ sơ đăng ký tên miền thông qua những nhà cung cấp đăng ký tên miền với đuôi .vn.

Quy định pháp luật về vấn đề đặt tên miền ra sao: tóm gọn vấn đề này các chủ thể sẽ phải đăng ký tên miền không được đi ngược lại những nội dung sau, tên miền không được đi ngược lại hiến pháp của nước Việt nam, không ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến những an ninh quốc gia và toàn vẹn vùng lãnh thổ, không ảnh hưởng đến truyền thống cũng như lợi ích quốc gia và chia rẽ dân tộc… cùng với những quy định khác, các bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng Internet.
Chúng ta sẽ phải sử dụng và quản lý tên miền như thế nào:

Đối với những chủ thể là cá nhân thì sẽ phải tuân thủ những quy định về trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng tên miền theo thông tư của bộ thông tin và truyền thông. Chủ thể sẽ có nghĩa vụ phải quản lý cũng như theo dõi tình trạng hoạt động và hiệu lực của tên miền mình đã đăng ký.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín chất lượng

Người sử dụng tên miền là cơ quan nhà nước và Đảng: đối với những chủ thế này khi sử dụng tên miền .vn thì phải lưu giữ lại những thông tin ở các máy chủ có IP ở Việt Nam cho những trang thông tin điện tử của mình. Có trách nhiệm sẽ phải đăng ký giữ chỗ với trung tâm Internet quốc giá để bảo vệ tên của mình.

Các tổ chức, cơ quan muốn sử dụng tên miền cấp 2 thì sẽ phải đăng ký với nhà đăng ký tên miền và làm rõ mục đích sử dụng cũng như tuân thủ những quy định nghiệp vụ và sử dụng tên miền cho trung tâm Internet quốc gia ban hành. Chấp hành việc đóng lệ phí cũng như phí duy trì hằng năm chúng hạn định.

Có lẽ bây giờ các bạn đã rõ hơn trong vấn đề đăng ký tên miền ở đâu và sử dụng, quản lý chúng như thế nào là hợp khác rồi, chức các bạn sử dụng tên miền đúng cách và hiệu quả nhất.

Cho thuê máy chủ giá rẻ (server)

Máy chủ giá rẻ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam

Thuê máy chủ giá rẻ




Máy chủ giá rẻ và nhu cầu sử dụng máy chủ chuyên dụng hiện nay

- Sự phát triển của công nghệ kéo theo những bước tiến rực rỡ của các dịch vụ liên quan trên mạng internet, trong đó có công nghệ lưu trữ máy chủ server. Tuy nhiên chi phí để sở hữu được một máy chủ dùng riêng thì không phải là nhỏ, kể cả máy chủ giá rẻ thì cũng là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ.

- Hiểu được nỗi lo về máy chủ này của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì công ty chúng tôi đã cho ra mắt gói dịch vụ thuê máy chủ giá rẻ, có nhu cầu sử dụng máy chủ giá rẻ dùng riêng

- Một máy chủ server chuyên dụng thì có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề về quản lý và chia sẻ dữ liệu và chạy các ứng dụng Server web, Server mail, Server printer, Server game,…

- Có rất nhiều loại máy chủ, từ cao cấp đến giá rẻ, tùy thuộc vào cấu hình máy mà tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn có thể chọn lựa sao cho phù hợp

- Hiện nay có các dòng máy chủ giá rẻ như : HP, Dell, IBM hay các hãng chuyên sản xuất các dòng máy chủ giá rẻ như Acer, SuperMicro, Tyan,.. cụ thể như :
  •     IBM Server Rackmount X3250M4
  •     Acer Server Rackmount AR320
  •     HP ProLiant DL120 G7 chạy với dòng CPU Intel E3 1220, E3 1230
  •     SuperMicro Server chạy với các dòng CPU Intel E3 1220, 1230
  •     DELL Server System Rackmount R210(II), DELL Server System Rackmount R410

Các tổ chức , doanh nghiệp nào thường có nhu cầu sử dụng máy chủ :

- Tổ chức nhà nước, chính phủ, hành chính công như: Ứng dụng máy chủ chạy các cổng thông tin điện tử (web portal) cho các bộ ban ngành và các tỉnh – thành phố, các hệ thống máy chủ cho ngành thuế – hệ thống máy chủ tổng cục thuế, các hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu khác,…

- Doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,vvv….

- Doanh nghiệp lớn hoạt động trong các ngành như ngành CNTT, Viễn thông, Hàng không, vv…

- Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí như Game, Báo điện tử, mạng xã hội, truyền hình Internet, vvv…

Máy chủ giá rẻ có tốt không ?

- Các nhà sản xuất cũng nhấn mạnh máy chủ giá rẻ không phải là máy chủ chất lượng thấp. Thậm chí, các máy chủ này còn có độ ổn định cao, hoạt động tốt, đáp ứng tối đa các tác vụ chạy liên tục 24/24h. Sở dĩ giá bán của các máy chủ này rẻ là vì chúng được thiết kế để đáp ứng vừa đủ nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ, vốn là những đơn vị hạn chế về nguồn lực tài chính cũng như nhân sự vận hành. Thực tế triển khai cho thấy, máy chủ giá rẻ là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ hiện nay.

- Điểm đặc biệt khi triển khai máy chủ giá rẻ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là yêu cầu về bảo hành và hỗ trợ sau bán hàng rất cao. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách bảo hành cũng như hỗ trợ tối ưu sẽ có tác động rất tích cực trong việc triển khai và vận hành hệ thống.

- Hơn nữa, để thích ứng với điều kiện hạn chế về nguồn lực chuyên trách CNTT, các máy chủ giá rẻ được thiết kế đặc biệt dễ vận hành và quản lý. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ứng dụng chia sẻ qua mạng với máy chủ giá rẻ thường là kế toán, bán hàng, quản lý kho bãi, chia sẻ file, máy in, Internet, mạng LAN, Web Hosting, Email và Database.

- Đánh giá về thị trường máy chủ giá rẻ hiện nay, các nhà sản xuất đều cho rằng đây là một thị trường mở và rất nhiều tiềm năng phát triển. Triển khai hệ thống thông tin nội bộ với máy chủ giá rẻ là bước khởi đầu cho doanh nghiệp khi làm quen với công nghệ quản trị tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cấp lên các hệ thống quy mô lớn hơn khi doanh nghiệp tăng trưởng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong tương lai. Với máy chủ giá rẻ, doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian và kinh phí từ việc lập kế hoạch đến triển khai và vận hành.

Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo (VPS)

Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo VPS

- Bạn có website lớn hoặc có nhiều ứng dụng riêng cần cài đặt (CRM, hệ quản trị doanh nghiệp, virtual office…), cần bảo mật cao, bạn không có kỹ thuật viên giỏi am hiểu server nhưng cần không gian riêng với chi phí hạn chế, giải pháp thuê máy chủ ảo ( VPS – server riêng ảo ) là lựa chọn được ưu tiên nhất



1. VPS là gì?

Thuê máy chủ ảo

- Máy chủ ảo ( Virtual Private Server – VPS ) là phương pháp phân chia một server vật lý thành nhiều server riêng. Mỗi server là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, chạy hệ điều hành riêng có toàn quyền quản lý và khởi động lại hệ thống.

- Máy chủ ảo VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có server riêng có thể quản trị từ xa, có thể cài đặt phần mềm theo nhu cầu mà không bị hạn chế, có thể xây dựng server web, email, backup dữ liệu hoặc dùng để truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh một cách dễ dàng, nhanh chóng, bảo mật.

2. Lợi ích khi đăng ký sử dụng dịch vụ thuê máy chủ ảo – máy chủ vps


- Máy chủ ảo VPS hoạt động hoàn toàn như một máy chủ ( server ) riêng, quý khách được toàn quyền quản trị máy chủ ảo với quyền quản trị cao nhất, đảm bảo tính bảo mật cao.

- Thuê máy chủ ảo tiết kiệm được rất lớn chi phí đầu tư mua máy chủ server ban đầu.

- Có thể dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các server ứng dụng khác và có thể cài đặt riêng theo nhu cầu cũng nhữ dễ dàng chia sẽ dữ liệu, truyền dữ liệu giữa các chi nhánh.

- Không tốn chi phí mua thiết bị, chi phí bảo dưỡng.

- Sử dụng IP tĩnh và được cấp không giới hạn IP tĩnh.

- Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.

- Thuê máy chủ ảo dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).

- Băng thông, Lưu lượng chuyển tải tùy theo nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.

- Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút (cần thiết trong lúc khẩn cấp giảm tối đa thời gian Sập Mạng của hệ thống, các trường hợp lỗi, quá tải hay tấn công mạng).

- Thuê máy chủ ảo cho phép bạn có thể quản trị từ xa bằng Remote Desktop hoặc SSH, cài đặt các ứng dụng quản trị doanh nghiệp, CRM, quản lý khách hàng, bán hàng trực tuyến…

- Thuê máy chủ ảo giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu như một máy chủ thông thường. Người quản trị có quyền truy cập cao nhất ( administrator ) để cài đặt và cấu hình cho máy chủ ảo ( VPS ). Mọi dữ liệu của khách hàng đều được lưu trữ độc lập nên có độ bảo mật cao hơn rất nhiều so với Shared Hosting thông thường.

- Hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ Cho thuê máy chủ ảo của VDO được đặt tại các nhà cung cấp uy tín VDC, FPT, Viettel, CMC, VTC đảm bảo đường truyền truy cập nhanh và ổn định.

- Máy chủ ảo VPS thích hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì thỏa mãn được 2 yếu tố chi phí và độ an toàn dữ liệu.

- Chúng tôi hiểu rằng thời gian hoạt động là rất quan trọng cho doanh nghiệp của bạn vì vậy chúng tôi đảm bảo rằng tất cả các máy chủ được hỗ trợ bởi UPS và máy phát điện để đảm bảo bảo thời gian hoạt động 99,99%.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Cơ hội phát triển cho tên miền (domain) tiếng Việt

    Báo cáo tình hình triển khai tên miền đa ngữ IDN (Internationalized Domain Name) năm 2014 của Cơ quan quản lý tên miền .EU (EURid) và UNESCO vừa được phát hành trong tháng 9 vừa qua đã nhận định việc triển khai IDN trên thế giới hiện nay đang có những tăng trưởng đáng kể, tạo điều kiện cho sự phát triển của Tên miền tiếng Việt (IDN .VN) tại Việt Nam.



    Nhiều tiến bộ trong việc triển khai và ứng dụng IDN

    Hiện nay có khoảng 6 triệu tên miền IDN trên thế giới, chiếm 2% trong tổng số 270 triệu tên miền được đăng ký trên thế giới. EURid đã tiến hành khảo sát trong năm 2013 đối với một hệ thống website, kể cả các ông lớn như Google, Facebook, Youtube.., có tới 92% link gặp phải lỗi hiển thị và xác nhận tài khoản đối với IDN. Tuy nhiên, sang năm 2014, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 54.6%, khi mà các công cụ tìm kiếm, trang mạng xã hội đã bắt đầu hỗ trợ IDN, ví dụ như Google trong tháng 7/2014 đã thông báo rằng Gmail sẽ hỗ trợ đầy đủ IDN email. Hơn thế, trong năm 2014, IDN đã bắt đầu được hỗ trợ trên các thiết bị di động, các thiết bị gia dụng điện tử; dẫn đến lưu lượng truy cập dữ liệu di động trên IDN đã tăng trưởng 70% so với trước.

   Cuộc khảo sát mới thực hiện gần đây trong hai tháng 6 và tháng 7 năm 2014 của EURid và UNESCO cho thấy: trong số các chủ thể đăng ký IDN và nhà đăng ký của EURid, có đến 41% chủ thể tên miền được khảo sát đánh giá rất cao dịch vụ hỗ trợ của Nhà đăng ký đối với IDN và 38% Nhà đăng ký đánh giá tầm hiểu biết của các khách hàng về IDN còn thấp dưới mức mong đợi. Các chuyên gia tin tưởng rằng hành động cải thiện hiểu biết của khách hàng về IDN sẽ giúp thúc đẩy đồng thời việc triển khai và sử dụng IDN trong thời gian tới.

   Trong nhiều năm, tiếng Anh là trung tâm của Internet. Nhưng hiện nay, phần còn lại của thế giới đã bắt kịp xu hướng, nhiều nội dung đã có sẵn trong ngôn ngữ và chữ viết riêng của các quốc gia. Wikipedia, chỉ là một ví dụ đã hỗ trợ hơn 200 ngôn ngữ bản địa khác nhau. Có thể nhìn nhận một cách khả quan từ tốc độ tăng trưởng của IDN vừa qua và sự tương quan giữa IDN với ngôn ngữ riêng của các quốc gia – ngôn ngữ địa phương là một khía cạnh quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng ngôn ngữ trên Internet trong tương lai. Điều đó mở ra tiềm năng tăng trưởng của IDN trên Internet trong thời gian tới, nhất là ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, khu vực Châu Phi và Châu Mỹ La tinh - những nơi mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính.

   Sự phát triển của IDN trên thế giới giúp cân bằng thị phần của các tên miền nói chung

   Nếu như năm 2009 nhóm tên miền đuôi .com có thị phần là 48% tổng số các tên miền thì đến năm 2013 con số này giảm xuống là 42%. Điều ấn tượng đầu tiên về thị trường IDN là IDN có tốc độ tăng trưởng một cách nhanh chóng trong vòng 5 năm qua, từ dưới 2 triệu trong năm 2009 lên 6 triệu ở năm 2013 (220% so với mức tăng trưởng 42% của thị trường nói chung trong cùng kỳ).

   Nhìn chung, thị trường IDN cân bằng hơn ở các nền kinh tế mới nổi, có dân số lớn (cả online và offline) sử dụng ký tự phi Latin. Trong giai đoạn 2009-2013, đặc biệt là trong năm 2013, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có sự tăng trưởng lớn về tốc độ phát triển của tên miền cấp hai IDN và tên miền cấp cao IDN, Nga là quốc gia giữ vững ngôi đầu thế giới trong việc phát triển tên miền IDN.  Tên miền IDN .VN (tênmiềntiếngviệt.vn) cũng đạt được mức tăng trưởng khả quan, tới hơn 14% trong năm vừa qua.

   Cơ hội mở rộng cho tên miền tiếng Việt

   Theo đánh giá của Eurid và UNESCO, “.vn” là một trong những tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD) lớn trong khu vực châu Á, đứng sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Quá trình phát triển của tên miền IDN.VN được xem như một thành tựu không chỉ của riêng Internet Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn với trào lưu phát triển của IDN trên thế giới. Bắt đầu được cấp phát từ tháng 4/2011, chỉ ngày đầu tiên đã có 14.000 tên miền tiếng Việt được đăng ký, tuần đầu tiên là 113.129, chỉ bốn tháng đầu tiên đã có 360.357 đăng ký. Đến tháng 10 năm 2013, số lượng đăng ký IDN Việt Nam đã đạt 936.729. Đến tháng 7 năm 2014, số lượng tên miền tiếng Việt đã chính thức đạt 1 triệu tên miền, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng tên miền IDN lớn nhất trên Thế giới.

    Trong thời gian tới, khi các đại gia Internet lớn triển khai hỗ trợ toàn diện cho IDN email, chúng ta có thể nhìn thấy IDN được nâng lên một tầm cao hơn với những bước tiến to lớn trên thị trường mà Google đã là một đại gia dẫn đầu trong việc này. Đây cũng là một tin vui, một cơ hội cho Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật với email của tên miền tiếng việt (ví dụ: tháibình@chínhphủ.vn), tạo tài khoản tên miền tiếng việt để đăng nhập vào các mạng xã hội, … trên nhiều trình duyệt khác nhau. Điều đó hứa hẹn một chuyển biến lớn lao của Internet Việt Nam.

Chuyển tên miền (domain)




A. Chuyển tên miền quốc tế

1/ Điều kiện để transfer 1 Domain name

    + Tên miền phải được unlock
    + Bạn có Auth-info code
    + Bạn kiểm soát được email quản trị tên miền.
    + Tên miền phải được đăng ký hoặc duy trì hơn 60 ngày

2/ Transfer domain về Enom
    + Bước 1: Bạn cần kiểm tra các điều kiện để transfer
    + Bước 2: Tại Enom, bạn gửi lệnh transfer kèm với authcode
    + Bước 3: Check email admin (email nằm trong mục admin khi whois tên miền), bạn sẽ nhận được 1 email đề nghị bạn xác nhận. Sau khi bạn bấm nút Accept và hệ thống báo thành công, đợi thêm 5 ngày tên miền sẽ được chuyển về Enom.
    + Bước 4: Nếu Registrar cũ (nơi bạn chuyển tên miền đi) gửi cho bạn 1 email hỏi rằng bạn có muốn huỷ việc transfer không, bạn hãy bỏ qua email này.

    (*) Trường hợp thường thấy khi transfer thất bại


        - Authcode sai
        - Tên miền bị lock trong quá trình transfer
        - Bạn không nhận được mail xác nhận, hoặc nhận được mail xác nhận mà bạn không nhấn nút Accept
        - Vô tình bấm vào và xác nhận việc hủy transfer


    (*) Khi transfer thành công, thường tên miền được gia hạn thêm 1 năm và bạn thường phải trả chi phí này

3/ Transfer domain về OnlineNic
    + Bước 1: Bạn cần kiểm tra các điều kiện để transfer
    + Bước 2: Tại OnlineNic, bạn gửi lệnh transfer
    + Bước 3: Check email admin (email nằm trong mục admin khi whois tên miền), bạn sẽ nhận được 1 email đề nghị bạn xác nhận. Bạn hãy click vào link xác nhận:
        - Nhập password mà OnlineNic gửi kèm trong mail
        - Nhập Authcode
        - Bấm nút Accept
        Nếu hệ thống báo thành công, đợi thêm 5 ngày tên miền sẽ được chuyển về OnlineNic.
    + Bước 4: Nếu Registrar cũ (nơi bạn chuyển tên miền đi) gửi cho bạn 1 email hỏi rằng bạn có muốn hủy việc transfer không, bạn hãy bỏ qua email này.
    (*) Trường hợp thường thấy khi transfer thất bại
        - Authcode sai
        - Tên miền bị lock trong quá trình transfer
        - Bạn không nhận được mail xác nhận, hoặc nhận được mail xác nhận mà bạn không nhấn nút Accept
        - Vô tình bấm vào và xác nhận việc hủy transfer
    (*) Khi transfer thành công, thường tên miền được gia hạn thêm 1 năm và bạn thường phải trả chi phí này

B. Chuyển tên miền Việt Nam

    1. Bạn điền thông tin vào mẫu chuyển đổi nhà đăng ký có xác nhận chủ thể.
    2. Bạn mang mẫu chuyển đổi nhà đăng ký sang nhà đăng ký tên miền cũ lấy dấu xác nhận đồng     thuận.
    3. Gửi mẫu chuyển đổi nhà đăng ký đến Mắt Bão làm thủ tục chuyển đổi (nếu là cá nhân cần có thêm bản photo CMND)
    4. Phí chuyển tên miền : Hoàn toàn miễn phí.
    5. Vừa chuyển đổi và gia hạn tên miền, bạn sẽ được Giảm 10%
    6. Được cung cấp Password & Controlpanel quản lý tên miền (Domain) chuyên nghiệp như tên miền quốc tế.

Kiểm tra thông tin tên miền (domain) quốc tế

Đối với tên miền đang hoạt động, bạn sẽ cần quan tâm tới một số thông tin. Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách kiểm tra các thông tin liên quan tới tên miền quốc tế.
 


1, Thông tin sở hữu và thời gian hết hạn

- Để kiểm tra, bạn gõ whois.com/whois/domain.com trên địa chỉ thanh trình duyệt, nhớ đổi domain.com thành tên miền của bạn. Hầu hết các đuôi tên miền đều có thể kiểm tra tại đây. Trong trường hợp các thông tin hiện ra không đầy đủ mà có liên kết tới các website whois tên miền khác, bạn có thể kiểm tra bằng các địa chỉ sau:
+ Tucows (hay OpenSRS): http://resellers.tucows.com/whois/
+ GoDaddy: http://who.godaddy.com/

- Thông tin khi hiển thị thông thường bao gồm tối thiểu:
+ Ngày đăng ký, ngày hết hạn và ngày cập nhật gần nhất.
+ Chủ sở hữu (Tên, Email, Địa chỉ, Điện thoại).
+ Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật (nơi bạn đặt mua hoặc tiếp nhận đăng ký của bạn - Technical Contact).
+ DNS đang sử dụng.

* Các lưu ý:
+ Nếu thông tin chủ sở hữu tên miền có dạng "Contact Privacy Inc.", tức là tên miền này được ẩn thông tin chủ sở hữu. Dịch vụ này là tính phí đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế, nhưng HostVN sẽ cung cấp miễn phí cho khách hàng khi đăng ký tên miền. Vui lòng tạo ticket hỗ trợ để ẩn thông tin người sở hữu tên miền nếu bạn không muốn bị quấy rầy bởi spam hoặc e ngại việc tiết lộ các thông tin của mình qua tên miền.

2, Thông tin DNS (Nameserver) của tên miền


- Khi website hoạt động không ổn định hoặc khi cập nhật giá trị DNS (nameserver) của tên miền, bạn có thể gặp các trường hợp lỗi do update sai thông tin các bản ghi DNS (còn gọi là DNS record). Hãy truy cập địa chỉ intodns.com/domain.com (thay domain.com bằng tên miền hiện tại của bạn muốn kiểm tra).

* Tên miền khi trỏ về hosting sẽ cần ít nhất 3 loại bản ghi DNS: A, CNAME và MX:
+ Bản ghi loại A record sẽ trỏ về IP hosting/vps/server bạn đang lưu trữ website.
+ Bản ghi CNAME có giá trị www sẽ trỏ về domain.com để khi truy cập www.domain.com, nó sẽ tự động chuyển tới domain.com.
+ Bản ghi MX giúp tên miền có thể nhận các email @domain.com.

Chọn tên miền (domain)

Nên chọn tên miền như thế nào?

    Tên miền, địa chỉ ngôi nhà website trên Internet, là một phần không thể xem nhẹ. Thông thường không có quyền tự đặt địa chỉ cho mình. Nhưng trên Internet, bạn có cơ hội tự "sáng tạo" cho mình một hoặc vài địa chỉ.



    Cách đây vài năm, tiêu chí số một của tìm một tên miền để đăng ký là càng ngắn càng tốt. Nhưng với sự bùng nổ của các công ty .COM, tên miền có ít hơn 6 ký tự hầu như đã được đăng ký hết. Một số tiêu chí có thể tham khảo như sau:

1. Càng dễ đọc càng tốt: Địa chỉ thà dài dòng mà dễ đọc còn hơn ngắn mà phải uống lưỡi mấy lần mới phát âm chính xác. có nghĩ thế không ?

2. Không có nghĩa xấu khi được đọc bằng ngôn ngữ khác: Khi phải chọn tên miền bằng tiếng Việt không dấu, hãy chắc chắn rằng "cụm ký tự" đó không có nghĩa xấu trong các thứ tiếng khác.

3. Khó gây nhầm lẫn / khó viết sai: Nếu tên miền là kết hợp của 2 hoặc 3 từ, hãy cố gắng chọn những tên không thể bị đọc nối thành nghĩa khác / vô nghĩa.

4. Phù hợp với bạn: Nghĩa là liên quan đến lĩnh vực thông tin / sản phẩm mà website cung cấp hoặc là tên thương hiệu của sản phẩm / công ty.

5. Đừng giống với những tên miền sẵn có: Chắc chắn là không muốn địa chỉ nhà mình lại gần giống với một nhà nào khác rồi. Trừ khi mục đích là "ăn theo" một thương hiệu nổi tiếng nào đó.

Tốt nhất, nên lập một danh sách những lựa chọn & nhờ bè hoặc chuyên gia về thương hiệu tư vấn.

Lựa chọn tên miền (domain) - đơn giản mà phù hợp với SEO

     Ai cũng biết việc chọn cho mình tên miền đẹp & dễ nhớ là rất dễ. Nhưng ngày nay, các tên miền đẹp và dễ nhớ đã bị mọi người chọn và đăng ký rồi, cho nên vấn đề gặp phải là ứng với ngành, lĩnh vực mình đang và muốn làm website cho nó thì chon tên miền sao cho phù hợp, đẹp, dễ nhớ & quan trọng nhất là còn đăng ký được.



    Đọc trên các blogs, bài viết chuyên về tên miền, chuyên về SEO. Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn 12 thủ thuật cho việc chọn tên miền đẹp, hợp lý, dễ nhớ và tốt cho SEO.

1. Đưa ra TOP 5 tiên miền đẹp, dễ nhớ.


    Làm sao bạn có thể chọn đúng các từ khoá thuộc lĩnh vực mình đang làm. Đơn giản, bạn hãy dùng các công cụ từ khoá để liệt kê ra TOP 10 hoặc TOP 5 các từ khoá liên quan.

    Tiếp đến, bạn lên các websites đăng ký tên miền, tìm kiếm và liệt kê ra các tên miền đẹp nhất (Tất nhiên là chưa có ai đăng ký à). Tốt nhất là chọn ra khoảng TOP 5 tên miền và sau đó dùng phương pháp loại trừ để chọn ra 1 tên miền ưng ý nhất (Nếu bạn là tập thể thì đưa ra bầu chọn 5 tên miền và lấy tên miền có nhiều bầu chọn nhất). Các tên miền có thể chỉ lấy 1 cái duy nhất hoặc cũng có thề chọn cả 5 với đều kiện là Chỉ lấy 1 tên miền làm chính.

    Tỉ dụ như, bạn đang hoạt động trong lĩnh vực Bất Động Sản, thì bạn sẽ nghĩ ngay đến từ khoá: bat dong san, bds, nha dat, dat dai,….tuy nhiên đây chỉ là những cái từ khoá chính, ngoài ra bạn có thể thêm ghép các từ khoá: the gioi, tim, tim kiem, buon ban, thi truong, mua ban, trung tam,….vào các từ khoá chính nói trên.

    Thế thì tôi sẽ tìm kiếm các tên miền đẹp nhật từ đấy và tôi liệt kê ra TOP 5  (Tất cả các tên miền tui cho nó là chưa có ai đăng ký ):

www.batdongsan.com
www.nhadat.com
www.muabannhadat.com
www.timkiemnhadat.com
www.thegioinhadat.com

    Cuối cùng tôi dùng phương pháp loại trừ  – Tôi quyết định chọn cái tên miền đẹp mà ai cũng mơ ước www.nhadat.com(

Tại sao tôi lại chọn nó, vì theo như thống kê của các cỗ máy tìm kiếm, người ta lên internet để tìm kiếm thông tin liên quan đến bất động sản, nhà cửa đất đai thì người ta tìm nhà đất nhiều nhất. Vậy tại sao tôi không lấy cái tên www.batdongsan.com? vì từ khoá bất động sản nằm sau cái nhà đất. Điều này chứng tỏ rằng tôi sẽ có cơ hội tăng traffic từ cỗ máy tìm kiếm với từ khoá nhà đất và các từ khoá liên quan

2. Tên miền chỉ mình tôi có :

    Đừng có chọn tên miền mà trùng hoặc gần giống với người ta, nó gây ra nhầm lẫn hoặc nghe không hay đâu. Ví dụ nếu cái tên miền www.nhadat.com mà có ai mua rồi thì đừng nên chọn mua cái www.nhadat1.com, www.nhadat2.com, www.nhadat3.com,….như vậy tôi có thể chọn hàng trăm, hàng ngàn, hàng tỉ, hàng hàng,…tên miền na ná như thế.

    Do đó, tên miền phải là duy nhất và không gây nhầm lẫn là tốt nhất.

3. Chọn cái đót com đi:

    Giả sử cái www.nhadat.com đã bị đăng ký mất nhưng nhadat.net hoặc nhadat.org hoặc chấm cái khác nó còn, nhưng tai sao tôi lại không chọn nó đi vì nếu bạn chọn thì cho dù bạn có chiến dịch quảng cáo marketing hay đến mức là website bạn nổi tiếng như vnexpress.net thì vẫn có người nhầm lẫn đánh vnexpress.com (đảm bảo là có ai dám nói không có xem nào).

Do đó, ưu tiên ưu tiên và ưu tiên chọn chấm com.

4. Chọn cái dễ gõ trên bàn phím í:

    Nhiều cái tên miền đẹp ngắn gọn, dễ nhớ nhưng khó gõ trên bàn phím pà cố. Chẳng hạn như: buonbannhadat.com, buonbanle.com khó gõ lắm nha đừng có giỡn – Nói tóm lại là chọn tên miền càng gõ ít càng tốt như AAA.com, ACB.com, cnn.com,…

Vậy là có tên miên dễ gõ.

5. Chọn cái dễ nhớ luôn


   Cái nào dễ nhớ so với mọi người, đối tượng mà bạn nhắm tới. Đừng nên chọn cái tên miền gây khó nhớ và nhầm lẫn với cái khác. Ví dụ như: nhadatdothi.com – dễ nhớ đối với những người quen với nó nhưng sẽ khó nhớ đối với những người không xem đó là từ khoá thông dụng.

6. Giữ độ ngắn của tên miền đến mức có thể:

    Tôi có thể chọn: muabannhadat.com, thegioinhadat.com, timkiemnhadat.com,…nhưng để tối ưu và ngắn gọn hơn tui quyết định chọn www.nhadat.com.

7. Chọn cái tên miền có nội dung cho người ta mong đợi:

    Nhiều tên miền tưởng chừng vào nó sẽ tìm được những cái hay, cái liên quan đến tên miền nhưng thật ra thì không phải. Đừng bao giời làm thất vọng sự mong đợi của người truy cập lần đầu tiên vào website. Tôi thích cái www.nhadat.com, www.vieclam.com, www.muaban.com,….vì vào đó sẽ có những thông tin lên quan tôi muốn tìm. Những Google.com, Monster.com,…phải mất thời gian và đầu tư lâu dài họ mới có định hướng đúng như ngày hôm nay.

    Vậy thêm 1 cái thủ thuật nữa là chỉ chọn tên miền đúng với nội dung cung cấp

8. Chú ý những từ khoá quy phạm luật tên miền:

   Có thể bạn có 1 cái tên miền rất đẹp, bạn đã đăng ký nó ở nước ngoài, nó có thể giết chết doanh nghiệp hoặc website của bạn khi đi đăng ký thì tên miền của bạn thuộc danh sách đen (như: muabanlon.com – mua bán lớn – những tên miền quy phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam)

Bạn nên tham khảo luật đăng ký tên miền trước khi quyết định mua để khỏi phải phí thời gian vô ích.

9. Chọn cái gần với Thương hiệu của bạn:
   Bạn đã đăng ký thương hiệu, nhưng nhỡ may cái tên miền ứng với thương hiệu đó đã bị đăng ký mất, vậy thì làm sao? Có gì đâu bạn thêm cái gì đó vào – bạn cho đó là có ý nghĩa.

   Giống như cái ông SQuangCao.com cái tên miền www.quangcao.com người ta đăng ký mất, ổng không biết đăng ký cái nào nên ổng đăng ký cái SQuangCao.com – Chuyên về quảng cáo.

10. Bỏ cái dấu nối (-) và số đi nha

    Nhiều người khi đăng ký tên miền luôn thêm cái dấu gạch nối (-) hoặc số vào, nó không có tốt, nó gây cho người ta khó nhớ. Ví dụ: www.nha-dat.com, www.nhadat360.com,…kho nho hon la muabannhadat.com à – và người ta thường gõ liền nhau các tên miền. Nên đừng chọn cái tên miền có dấu gạch (-) và có số (0, 1, 2,…).

11. Đừng có chọn tên miền có những từ so sánh hay chuỗi từ:


    Những từ này thường gây cho người ta dễ dàng nhầm lẫn và ác cảm cái gì mình cũng hơn, hay chỉ tồn tại ở một thời gian duy nhất. Ví dụ như www.hotnhat.com, nhadat2007.com,…nó sẽ không tốt đâu và sẽ có hàng tỉ tên miền tương tự thế.

12. Sử dụng cái trang tìm kiếm tên miền có nhiều ưu điểm nhất:


    Chọn cái trang check tên miền với nhiều tính năng và nhanh nhất. Nó có thể đưa ra cho bạn các giải pháp và các tên miền liên quan ứng với những từ thông dụng nhất.Chọn cái sites tìm tên miền nhanh và dễ nhất như http://ajaxwhois.com/

Tuy nhiên, đừng có đăng ký thông qua các sites này mà hãy chon nhà đăng ký uy tín nhất.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Hướng dẫn các định giá tên miền (domain)

    (Domain Name) Định giá domain là một nghệ thuật nhưng không có nghĩa là nó không có phương pháp. Hôm nay, tôi xin giới thiệu phương pháp định giá domain theo phương pháp DCV. Một phương pháp vừa khoa học vừa nghệ thuật để có thể ước lượng bất kỳ 1 domain nào.



A. Chi phí so sánh hoặc chi phí thay thế:

    Đầu tiên, bạn cần tìm 3 domain đã được thị trường định giá tương đương với domain của bạn. Có nghĩa là bạn lấy giá của 3 domain mà bạn cho rằng có thể thay thế tương đương domain của bạn. Việc tìm domain tương đương sẽ dựa vào các yếu tố gần hoặc bằng với domain của bạn:
  •     Traffic
  •     Revenue
  •     Độ dài
  •     Sự gia hạn
  •     Tuổi domain
  •     Đuôi mở rộng (.com, .com.vn...)
  •     Lĩnh vực
  •     Tính ý nghĩa của domain
  •     Domain đã được phát triển hay chưa.

Ví dụ, bạn có domain 3 ký tự LLL.com.

Sau khi so sánh các yếu tố trên, các domain tương đương bao gồm:
  •     Logo.com $500,000
  •     Files.com $725,000
  •     Zero.com $330,000


   Như vậy chi phí thay thế = ($500,000 + $725,000 + $330,000)/3 = 520.000 USD
Sau khi đã có 3 domain theo bạn là tương đương, bạn áp dụng theo công thức sau:

B. Công thức tính giá trị của bản thân domain

Áp dụng công thức

a + b = c

b x d = e

c + e = f

e ÷ g = h

Với:

a = Chi phí thay thế

b = Số tiền mà domain kiếm được trong 1 năm

c = Tổng giá trị thay thế

d = Bội số mặc định là 3

e = b nhân cho d

f = c nhân cho e

g = Hệ số rủi ro (Định vị từ 2-5)

h = Giá trị của của bản thân domain ($)


     Từ ví dụ trên và áp dụng công thức trên, với hệ số rủi ro cho là mức 2 (do cảm nhận giữa cung và cầu thị trường), giá trị bản thân domain được tính như sau:

$520,000 + $2400 = $522,400
$2400 x 3 = $7200
$522,400 + $7200 = $529,600

$529,600/2 = 264.800 USD --> Giá trị bản thân của domain LLL.com

C. Giá trị tiếp thị của domain

Áp dụng công thức:

a x b = c

c x d = e

e x f = g

Với

a = Số lượt khách truy cập trong 30 ngày

b = CPC trung bình 1 tháng

c = a nhân b

d = Bội số Marketing, bạn lựa chọn giữ 12,24,36,48 tùy thuộc vào nhận định tính chất marketing mà domain đem lại.

e = c nhân d

f = Tỉ lệ hoán chuyển (mặc định là 0.10)

g = Giá trị tiếp thị của domain ($)

    Từ ví dụ trên,domain LLL.com có 3000 lượt khách truy cập trong 30 ngày, 1 ngày kiếm được trung bình 1.03 USD với nhận định tính chất tiếp thị của domain ở mức 3 (36) nên giá trị tiếp thị của domain LLL.com như sau:

3,000 x $1.03 = $3,090

$3,090 x 36 = $111,240

$111,240 x 0.10 = $11,124--> Giá trị tiếp thị của domain LLL.com

D. Giá trị sổ sách và giá thị trường của domain


Áp dụng công thức:

a + b = c

c x d = e

Với:

a = Giá trị bản thân domain

b = Giá trị Marketing của domain

c = Giá trị sổ sách ($)

d = Bội số sự chấp nhận của thị trường (Bạn có thể chọn từ 2-8 tùy thuộc vào khả năng chấp nhận của thị trường)

e = Giá trị domain có thể được thị trường đón nhận ($)
Sample Val

   Theo ví dụ trên, giá trị sổ sách của domain LLL.com là:

$264,800 + $11,124 = $275,924 --> Giá trị sổ sách của domain LLL.com

Giá trị thị trường có thể chấp nhận (nhận định ở mức 4):


$275,924 x 4 = $1,103,696 --> Giá trị thị trường của domain LLL.com

   Theo cách tính toán trên, vẫn có sự khác biệt nhất là nhận định hệ số rủi ro và hệ số thị trường chấp nhận. Thông thường người ta mặc định hệ số rủi ro là 2 và hệ số thị trường chấp nhận là 4, tuy nhiên, dựa vào cơ sở nào để tính là hoàn toàn do sự phân tích thị trường và cảm nhận về quan hệ cung cầu khi chào giá.

   Dù vẫn còn một chút khác biệt trong cách định giá do cảm nhận của mỗi người khác nhau về thị trường, tuy nhiên, đây hiện được xem là công thức thích hợp nhất để định giá domain.

   Bạn thử định giá domain của mình được giá trị bao nhiêu?

Chọn mua tên miền (domain) - Dễ mà hiệu quả

    Bài viết này dành cho những người định mua tên miền. Bất kể bạn muốn làm một trang blog cá nhân, mạng xã hội hay thương mại, việc mua một tên miền là điều đầu tiên nên làm, ngay cả khi bạn chưa có ý định xây dựng nội dung.



B1: Xác định nhu cầu và chọn tên miền

   Tên miền có cần gắn với một ý nghĩa nhất định không? Điều này là chắc chắn, nhưng không nhất thiết là phải nghĩ ý nghĩa trước khi nghĩ tên miền, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một tên miền độc đáo rồi tự đặt ý nghĩa cho nó. Vì vậy nó chỉ cần bảo đảm những yếu tố: độc đáo, dễ đọc

   Thường có 3 loại tên miền:

- Tên miền thương hiệu: Là tên miền không gắn với hoạt động của nó ví dụ như apple, monster rongbay, enbac, ...
- Tên miền từ khóa: Là tên miền gắn liền với hoạt động của nó: fpt.com, muachung.com, vnexpress.com, lamchame, kenh14
- Tên miền hỗn hợp: kết hợp cả 2 ví dụ như vanchuyentlc.com, fptdata,....

   Với một thương hiệu lớn thì cầ phải mua các tên miền liên quan vì tầm nhìn dài hạn ví dụ fpt có fpt.com, fpt.com.vn, fpt.vn, ....

B2: Kiểm tra tên miền

   Có tên miền đẹp nhưng có thể nó đã được đăng ký. Có rất nhiều trang web cho phép bạn kiểm tra tên miền Ví dụ như: tênmiền.vn, data.fpt.vn. Đây là ví dụ về kiểm tra tên miền tại data.fpt.vn
 
   Nếu tên miền đã bị chọn, bạn có thể liên hệ với người chủ sở hữu của tên miền đó (xem bao giờ hết hạn và họ có rao bán không). Nếu đó là một tay đầu cơ tên miền thì tốt nhất nên chọn tên miền mới để tiết kiệm chi phí. Và nhớ là tên miền đăng ký xong không sử dụng sẽ dễ bị thu hồi nhé.

   Tra cứu Whois (chủ sở hữu) , công ty đăng ký tên miền tại tênmiền.vn

B3: Đăng ký tên miền

   Các đơn vị bán tên miền tại Việt Nam đều do Bộ thông tin và truyền thông cấp phép do đó chênh lệch giá không đáng kể, gần như mua ở đâu cũng okie. Các nhà cung cấp lớn như: fpt, vdc, viettel, matbao, pa, .... Giá của các tên miền khá rẻ, vì vậy bạn không nên đắn đo khi bỏ tiền ra mua. Nên chọn các nhà cung cấp lớn để có thể được sự hỗ trợ tốt nhất.

   Sau khi thanh toán, bạn đã hoàn toàn sở hữu tên miền trong thời gian gia hạn. Sau đó để sử dụng nó bạn cần có một hosting hay server, chuyển dns, trỏ IP về hosting để có thể công khai nội dung của nó lên internet.

Tìm hiểu Cloud Computing, Cloud Hosting

    Có lẽ với nhiều người, ngay cả những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, thuật ngữ Cloud Computing và Cloud Hosting còn khá lạ lẫm. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu về Cloud Computing và Cloud Hosting là gì.

1. Cloud Computing là gì?



    Bạn có thể đã nghe nói đến thuật ngữ điện toán đám mây hay Cloud Computing, nhưng bạn đã hiểu Cloud Computing là gì hay không? Cloud Computing là mô hình sử dụng các công nghệ máy tính phát triển dựa trên mạng Internet. Từ “cloud” ở đây chỉ mạng Internet. Ở Việt Nam thông dụng hơn cả là thuật ngữ Điện toán đám mây. Nói 1 cách ngắn gọn, Cloud Computing đơn giản là 1 tập hợp các tài nguyên máy tính gộp lại và các dịch vụ cung cấp trên web.

    Ở mô hình điện toán này, tất cả các khả năng liên quan đến CNTT đều được cung cấp dưới dạng các Service (dịch vụ), cho phép người dùng truy cập và sử dụng các dịch vụ công nghệ từ 1 nhà cung cấp (Internet provider) nào đó trong “Cloud” mà không cần phải có kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ đó.

Ưu điểm của Cloud Computing:

- Tài nguyên được cấp phát một cách tức thời cho doanh nghiệp.

- Giảm chi phí: giảm bớt chi phí mua bán cài đặt bảo trì tài nguyên

- Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: bạn sẽ không cần quan tâm tới các vấn đề như đầu tư tài nguyên sẽ hết khấu hao, có lãi hay không....

   Tuy vậy doanh nghiệp cần phải tìm 1 nhà cung cấp đám mây đủ lớn và uy tín để đáp ứng được tất cả những nhu cầu trên. Và Viettel IDC là 1 trong những nhà cung cấp điện toán đám mây đầu tiên ở VN.

 2. Cloud Hosting là gì?



    Cloud Hosting là gì? Đây là một câu hỏi khá nhiều người vẫn còn đang mơ hồ. Cloud hosting là dịch vụ cung cấp, đáp ứng các yêu cầu dành cho khách hàng là doanh nghiệp , tổ chức, website TMĐT, cá nhân, diễn đàn có yêu cầu cao về an toàn thông tin, tính ổn định, khả năng mở rộng linh hoạt, tốc độ truy cập website nhanh.

    Thực chất Cloud Hosting giống hết các loại web hosting bình thường, cũng sử dụng các Cpanel hay Direct Admin, chỉ khác là nó chạy trên các máy chủ Cloud thì được gọi là Cloud Hosting.

    Ưu điểm lớn nhất của Cloud Hosting là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bạn chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên mà bạn sử dụng.

 

Quản lý tên miền (domain) và trách nhiệm của các chủ thể

 

 1. Trách nhiệm chung của chủ thể đăng ký tên miền.


  •      Chủ thể đăng ký tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
  •     Chủ thể đăng ký tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm nào về sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra.
  •     Chủ thể đăng ký tên miền có nghĩa vụ quản lý và theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của tên miền đã đăng ký. Trong mọi trường hợp, tên miền không tiếp tục nộp phí duy trì khi đến hạn đều bị tự động tạm ngừng và thu hồi theo [quy định].
  •     Chủ thể đăng ký tên miền có nghĩa vụ thông báo thông tin theo qui định.

2. Thay đổi thông tin


  •     Khi thay đổi thông tin liên hệ hoặc thay đổi người quản lý dịch vụ tại VinaHost, chủ thể đăng ký tên miền vui lòng chủ động thay đổi trong tài khoản quản lý của mình. Trường hợp chậm trễ trong việc thay đổi người quản lý dịch vụ, vui lòng gửi ngay thông báo bằng văn bản cho Vinahost để được giải quyết.
  •     Khi thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức hoặc các thông tin giấy chứng minh nhân dân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo ngay cho Vinahost để có tư vấn phù hợp.
  •     VinaHost không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do khách hàng không tuân thủ quy định này.

3. Nộp phí đăng ký mới và gia hạn tên miền


  •     Tên miền đăng ký mới phải được nộp đầy đủ lệ phí đăng ký (thu 1 lần duy nhất) và phí duy trì tên miền (thu theo năm, tối thiểu là 1 năm, khuyến khích nộp cho nhiều năm) ngay khi nộp hồ sơ. Khi chưa hoàn tất nộp phí, tên miền sẽ không được đăng ký.
  •     Chủ thể đăng ký tên miền phải chủ động theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của các tên miền đã đăng ký, phải chủ động nộp phí duy trì tên miền khi có thông báo của Vinahost qua email. Phí duy trì tên miền có thể nộp một lần cho nhiều năm hoặc nộp cho từng năm.
  •     Khi nộp phí gia hạn, chủ thể đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ các thông tin về: Tên của chủ thể đăng ký tên miền, nộp phí cho những tên miền nào, số năm duy trì cho mỗi tên miền và tuân thủ các quy định hướng dẫn thanh toán của chúng tôi tại đây. VinaHost  không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do chủ thể tên miền không tuân thủ quy định thanh toán này.

​4. Thông báo thông tin và nghĩa vụ khác


  •     Chủ thể đăng ký tên miền chịu trách nhiệm thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế tại website http://thongbaotenmien.vn của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, theo Điều 23 Luật Công Nghệ Thông Tin
  •     Tuân thủ Thông tư 09/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet
  •     Tham khảo Nghị định 28/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

Quy trình đăng kí tên miền (domain)

    Tên miền (Domain name) là định danh của website trên Internet. Tên miền thường gắn với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được ưu tiên cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.



    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN
  •         Bản khai đăng ký tên miền (đối với tên miền Việt nam).
  •         Hợp đồng cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền.
  •         bản photo chứng minh thư (đối với cá nhân)

    SỬ DỤNG & QUẢN LÝ TÊN MIỀN

        1. Trách nhiệm của chủ thể đăng ký tên miền
  •     Chủ thể đăng ký tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
  •       Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm nào về sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra.
  •        Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền có nghĩa vụ quản lý và theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của tên miền đã đăng ký: - Trong mọi trường hợp, tên miền không tiếp tục nộp phí duy trì khi đến hạn đều bị tự động tạm ngừng và thu hồi theo quy định.

        2. Thay đổi thông tin tên miền
  •       Mỗi khi có sự thay đổi các thông tin liên hệ liên quan đến sự hoạt động và quản lý của tên miền như địa chỉ cơ quan, địa chỉ thanh toán, địa chỉ email, số điện thoại, số fax, người quản lý tên miền, người chịu trách nhiệm thanh toán, email thanh toán, v.v... chủ thể đăng ký tên miền phải điền các thông tin thay đổi đó vào "Bản khai thay đổi tên miền" và gửi về BizMaC.
  •       Chủ thể đăng ký tên miền phải tự chịu trách nhiệm khi các thông báo từ BizMaC không đến đúng địa chỉ do không cập nhật kịp thời thông tin liên hệ, dẫn đến bị mất tên miền. Khi nhận được các bản khai thay đổi tên miền, BizMaC có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi đó vào cơ sở dữ liệu khách hàng của mình và gửi các thông tin thay đổi đó về Trung tâm Internet Việt Nam, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ cập nhật đầy đủ thông tin vào cơ sở dữ liệu quản lý của tên miền.

       3. Nộp phí đăng ký mới và duy trì
  •        Tên miền đăng ký mới phải được nộp đầy đủ lệ phí đăng ký (thu 01 lần duy nhất) và phí duy trì tên miền (thu theo năm, tối thiểu là 01 năm, khuyến khích nộp cho nhiều năm) ngay khi nộp hồ sơ. Khi chưa hoàn tất nộp phí, lệ phí, tên miền sẽ không được đăng ký.
  •        Chủ thể đăng ký tên miền phải chủ động phối hợp hoàn thành thủ tục ký hợp đồng gia hạn tên miền và nộp phí duy trì trước khi tên miền hết thời hạn sử dụng 01 tháng.
  •       Phí duy trì tên miền có thể nộp một lần cho nhiều năm hoặc nộp cho từng năm.
  •      Tên miền hết thời hạn sử dụng sẽ bị tạm ngừng hoạt động. Nếu chủ thể đăng ký vẫn còn nhu cầu sử dụng thì phải hoàn tất nộp phí duy trì trong thời gian gia hạn nộp phí cho phép (do Trung tâm Internet Việt Nam quy định phù hợp với từng giai đoạn). Quá thời gian gia hạn, tên miền không nộp phí duy trì tiếp sẽ bị xóa bỏ cho các chủ thể khác đăng ký.
  •       Hiện tại, thời gian gia hạn cho phép nộp phí duy trì được Trung tâm Internet Việt Nam quy định là 30 ngày kể từ ngày tên miền hết hạn sử dụng.
  •      Khi nộp phí duy trì, chủ thể đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ các thông tin về:
               - Tên của chủ thể đăng ký tên miền.
               - Nộp phí cho những tên miền nào.
               - Số năm duy trì cho mỗi tên miền.
  •      Nếu không cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến việc nhà đăng ký tên miền, BizMaC không xác định được phí nộp cho tên miền nào thì coi như tên miền chưa được nộp phí duy trì. Trường hợp này, chủ thể đăng ký tên miền phải tự chịu trách nhiệm nếu tên miền bị ngừng hoạt động, bị xóa bỏ. Các khoản tiền không rõ nguồn gốc này sẽ được chuyển trả lại

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Công nghệ đầy triển vọng mang tên "Điện toán đám mây"

 Công nghệ “Điện toán đám mây” cho phép lưu trữ và xử lý toàn bộ thông tin trực tuyến trên Internet. Các mô hình “Điện toán đám mây” có khả năng cung cấp dịch vụ rất đa dạng và linh hoạt cho người dùng, giúp khách hàng tiết kiệm đáng kể nguồn nhân lực và vật lực.



Tuy nhiên, “Điện toán đám mây” đang tồn tại những hạn chế như: an ninh bảo mật; sự phụ thuộc người tiêu dùng vào công nghệ và chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp; sự đòi hỏi về mức độ phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin… Tuy nhiên, đây là công nghệ có nhiều triển vọng sẽ được ứng dụng trên thế giới.

  “Điện toán đám mây” là gì ?

“Điện toán đám mây”, còn được gọi là “điện toán máy chủ ảo”, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Ở mô hình “Điện toán đám mây”, mọi yêu cầu của khách hàng liên quan đến công nghệ thông tin, đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải mua sắm các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó cũng như không cần phải có các kiến thức về công nghệ đó.

“Điện toán đám mây” là khái niệm tổng thể bao gồm các phần mềm dịch vụ, Web 2.0,… trong đó, nhiệm vụ chủ yếu của “Điện toán đám mây” là dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Thí dụ, dịch vụ Google App Engine cung cấp những dịch vụ kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy cập được từ một trình duyệt Web, còn lại, các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.

Thuật ngữ “điện toán đám mây” có thể được diễn giải một cách đơn giản là, các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ nằm ở các máy chủ ảo trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng các doanh nghiệp (đặt trên mặt đất), để mọi người có thể kết nối và sử dụng khi cần. Với các dịch vụ có sẵn trên Internet, các doanh nghiệp không phải mua sắm thiết bị và duy trì hệ thống máy tính và phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào công việc kinh doanh lĩnh vực riêng của mình, vì đã có nhà cung cấp lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay cho họ.

Mô hình “Điện toán đám mây” có cấu trúc 3 tầng, gồm: các dịch vụ cơ sở hạ tầng ở dưới cùng; các dịch vụ nền tảng ở giữa; các dịch vụ ứng dụng ở trên cùng. Nhìn vào cấu trúc này, người ta có thể đánh giá chính xác các quy mô của khối công nghệ thông tin, bởi nó liên quan đến chi phí, yêu cầu không gian vật lý, bảo trì, quản lý, giám sát và mức độ lạc hậu của công nghệ đang vận hành.

Những tiện ích của “Điện toán đám mây”

So với điện toán truyền thống, “Điện toán đám mây” đã và đang đưa lại rất nhiều tiện ích cho đời sống hiện nay, trong đó nổi trội hai vấn đề sau:

Một là, công nghệ “Điện toán đám mây” giúp cho khách hàng tiết kiệm đáng kể về tài chính và nguồn nhân lực, bởi “Điện toán đám mây” đã giúp khách hàng cắt bỏ các khoản chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và cắt giảm được bộ phận quản lý, bảo trì các cơ sở này. Khách hàng chỉ phải trả một số tiền nhất định cho nhà cung cấp dịch vụ “đám mây”, ít hơn rất nhiều so với mô hình điện toán truyền thống.

Hai là, các mô hình “Điện toán đám mây” có khả năng cung cấp rất đa dạng linh hoạt và kịp thời những thông tin cần thiết cho khách hàng. Điều đó có nghĩa là, các doanh nhân có khả năng truy cập chia sẻ nguồn tài nguyên, lấy các dữ liệu thông tin, đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời từ xa. Nhờ giải pháp “Điện toán đám mây”, một loạt các dịch vụ mạng mới đã xuất hiện và thỏa mãn ngày càng tốt hơn các yêu cầu đa dạng của khách hàng.

Những hạn chế của “Điện toán đám mây”

Thứ nhất, “Điện toán đám mây” có thể đem lại cho các cá nhân và doanh nghiệp rất nhiều tiện ích, nhưng bên cạnh đó là các nguy cơ mất an ninh thông tin từ mô hình này luôn luôn rình rập. Khách hàng lo ngại về việc các thông tin bí mật, nhạy cảm, quan trọng, có tính chất riêng tư… của họ có thể bị “rò rỉ”, bị “đánh cắp”, hoặc bị sử dụng vào các mục đích xấu, mang tính trục lợi nếu nhà cung cấp dịch vụ không làm tốt vấn đề quản trị mạng, bảo đảm an ninh thông tin. Mặt khác, “Điện toán đám mây” cũng đang phải đối mặt với các nguy cơ như virus, ăn cắp thông tin, lừa đảo trực tuyến, tấn công mạng…

Thứ hai, người dùng bị phụ thuộc vào công nghệ và chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp, khiến cho sự linh hoạt và sáng tạo của họ bị giảm đi. Người sử dụng chỉ có quyền thực hiện những việc trong phạm vi nhà quản trị cho phép, hơn nữa, những thông tin mới nhất thường chưa được nhà mạng cập nhật kịp thời, trong khi khách hàng lại mong muốn bắt kịp những cải tiến mới nhất, do vậy khách hàng cảm thấy không được thỏa mãn, thậm chí tỏ ra bức bối bởi sự khống chế đó, hoặc do lỗi, nghẽn mạng.

Thứ ba, chỉ có thể ứng dụng “Điện toán đám mây” trên cơ sở một hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển ở mức độ nhất định. Điều này có nghĩa là, không thể sử dụng công nghệ này trên một nền tảng công nghệ thông tin sơ khai và lạc hậu, hoặc cũng không thể sử dụng giải pháp “Điện toán đám mây” một cách hiệu quả khi khách hàng không nối mạng, hoặc phải sử dụng các đường truyền thiếu tin cậy.

Dự báo về ứng dụng “Điện toán đám mây”

Các chuyên gia dự báo, công nghệ “Điện toán đám mây” sẽ được ứng dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm tới.

“Điện toán đám mây” đang được phát triển và cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp truyền thống như Sun Microsystems, HP, IBM, Intel, Cisco và Microsoft. “Điện toán đám mây” ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm, từ cá nhân đến những doanh nghiệp, những công ty xuyên quốc gia chấp nhận và sử dụng:

Hãng Coca-Cola đã ký thỏa thuận đưa tất cả tài khoản e-mail của họ lên dịch vụ trực tuyến Microsoft Exchange Online; Hãng Oracle vừa công bố kế hoạch của hãng này về việc triển khai “Điện toán đám mây”; Tập đoàn HP cũng khẳng định sẽ xây dựng dịch vụ đám mây trên nền webOS...

Năm 2011 Chính phủ Trung Quốc chủ trương đầu tư mạnh vào thị trường “Điện toán đám mây” và ngành này tại Trung Quốc đã tăng trưởng 30% trong năm 2012. Ấn Độ cũng dự kiến sẽ đạt doanh thu 4,5 tỉ USD vào năm 2015.

Tại Mỹ, “Điện toán đám mây” đã trở thành giải pháp phổ biến thay cho công nghệ điện toán truyền thống kể từ năm 2011. Chính phủ Mỹ khuyến khích các cơ quan Liên bang sử dụng “Điện toán đám mây” và coi đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin, góp phần giảm thiểu thâm hụt ngân sách. Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này chấp nhận giải pháp “Điện toán đám mây” nhằm tiết kiệm chi phí cho việc lưu trữ khối dữ liệu khổng lồ đang nằm ở Bộ Quốc phòng Mỹ.

Đối với Việt Nam, công nghệ “Điện toán đám mây” được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải như thiếu năng lực công nghệ thông tin, kinh phí đầu tư còn hạn chế… Trên thực tế đã có một số khách hàng tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel…, và bước đầu chấp nhận loại hình dịch vụ này.

Theo các chuyên gia công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ “Điện toán đám mây” có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hàng triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, xét về mặt lợi ích kinh tế thuần túy, thực tiễn cho thấy, có những doanh nghiệp lớn, có doanh nghiệp vừa và nhỏ, có những khách hàng với tư cách chỉ là một cá nhân, do vậy những tiện ích do “Điện toán đám mây” đưa lại cho họ là khác nhau.

Xét về mặt chính trị-xã hội, ngoài những thông tin có ý nghĩa nhân bản và nhân đạo, còn có những thông tin xuyên tạc sự thật với những mưu toan chính trị xấu cần được ngăn chặn, nhưng nó lại được cài đặt từ những máy chủ ảo từ xa, đang làm tổn hại đến danh dự quốc thể và chế độ. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ những thông tin xấu đang trôi nổi trên đám “mây” lại không đơn giản, bởi nó liên quan đến những điều kiện pháp lý rất phức tạp.

Chuyên gia nước ngoài cho rằng, “Việt Nam xác định công nghệ thông tin-truyền thông là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc gia, và “Điện toán đám mây” có khả năng thúc đẩy điều này. Việt Nam nên triển khai công nghệ “Điện toán đám mây” phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình, chẳng hạn như một vài doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng phần mềm chạy ngay trên máy tính, một số khác sẽ hoàn toàn sử dụng “Điện toán đám mây”, hoặc lại có những doanh nghiệp kết hợp cả hai”.

Như vậy, công nghệ “Điện toán đám mây” là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học-công nghệ và tin học hiện đại, có khả năng lưu trữ và xử lý toàn bộ khối lượng thông tin khổng lồ trong “đám mây” Internet, đưa lại rất nhiều tiện ích cho người dùng cả về thông tin và kinh tế. Mặc dù những hạn chế của công nghệ “Điện toán đám mây”, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an ninh thông tin khi sử dụng loại dịch vụ này đang gây quan ngại cho người dùng. Tuy nhiên, công nghệ “Điện toán đám mây” vẫn là sự lựa chọn của con người trong thời đại hiện nay.