Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Cơ hội phát triển cho tên miền (domain) tiếng Việt

    Báo cáo tình hình triển khai tên miền đa ngữ IDN (Internationalized Domain Name) năm 2014 của Cơ quan quản lý tên miền .EU (EURid) và UNESCO vừa được phát hành trong tháng 9 vừa qua đã nhận định việc triển khai IDN trên thế giới hiện nay đang có những tăng trưởng đáng kể, tạo điều kiện cho sự phát triển của Tên miền tiếng Việt (IDN .VN) tại Việt Nam.



    Nhiều tiến bộ trong việc triển khai và ứng dụng IDN

    Hiện nay có khoảng 6 triệu tên miền IDN trên thế giới, chiếm 2% trong tổng số 270 triệu tên miền được đăng ký trên thế giới. EURid đã tiến hành khảo sát trong năm 2013 đối với một hệ thống website, kể cả các ông lớn như Google, Facebook, Youtube.., có tới 92% link gặp phải lỗi hiển thị và xác nhận tài khoản đối với IDN. Tuy nhiên, sang năm 2014, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 54.6%, khi mà các công cụ tìm kiếm, trang mạng xã hội đã bắt đầu hỗ trợ IDN, ví dụ như Google trong tháng 7/2014 đã thông báo rằng Gmail sẽ hỗ trợ đầy đủ IDN email. Hơn thế, trong năm 2014, IDN đã bắt đầu được hỗ trợ trên các thiết bị di động, các thiết bị gia dụng điện tử; dẫn đến lưu lượng truy cập dữ liệu di động trên IDN đã tăng trưởng 70% so với trước.

   Cuộc khảo sát mới thực hiện gần đây trong hai tháng 6 và tháng 7 năm 2014 của EURid và UNESCO cho thấy: trong số các chủ thể đăng ký IDN và nhà đăng ký của EURid, có đến 41% chủ thể tên miền được khảo sát đánh giá rất cao dịch vụ hỗ trợ của Nhà đăng ký đối với IDN và 38% Nhà đăng ký đánh giá tầm hiểu biết của các khách hàng về IDN còn thấp dưới mức mong đợi. Các chuyên gia tin tưởng rằng hành động cải thiện hiểu biết của khách hàng về IDN sẽ giúp thúc đẩy đồng thời việc triển khai và sử dụng IDN trong thời gian tới.

   Trong nhiều năm, tiếng Anh là trung tâm của Internet. Nhưng hiện nay, phần còn lại của thế giới đã bắt kịp xu hướng, nhiều nội dung đã có sẵn trong ngôn ngữ và chữ viết riêng của các quốc gia. Wikipedia, chỉ là một ví dụ đã hỗ trợ hơn 200 ngôn ngữ bản địa khác nhau. Có thể nhìn nhận một cách khả quan từ tốc độ tăng trưởng của IDN vừa qua và sự tương quan giữa IDN với ngôn ngữ riêng của các quốc gia – ngôn ngữ địa phương là một khía cạnh quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng ngôn ngữ trên Internet trong tương lai. Điều đó mở ra tiềm năng tăng trưởng của IDN trên Internet trong thời gian tới, nhất là ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, khu vực Châu Phi và Châu Mỹ La tinh - những nơi mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính.

   Sự phát triển của IDN trên thế giới giúp cân bằng thị phần của các tên miền nói chung

   Nếu như năm 2009 nhóm tên miền đuôi .com có thị phần là 48% tổng số các tên miền thì đến năm 2013 con số này giảm xuống là 42%. Điều ấn tượng đầu tiên về thị trường IDN là IDN có tốc độ tăng trưởng một cách nhanh chóng trong vòng 5 năm qua, từ dưới 2 triệu trong năm 2009 lên 6 triệu ở năm 2013 (220% so với mức tăng trưởng 42% của thị trường nói chung trong cùng kỳ).

   Nhìn chung, thị trường IDN cân bằng hơn ở các nền kinh tế mới nổi, có dân số lớn (cả online và offline) sử dụng ký tự phi Latin. Trong giai đoạn 2009-2013, đặc biệt là trong năm 2013, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có sự tăng trưởng lớn về tốc độ phát triển của tên miền cấp hai IDN và tên miền cấp cao IDN, Nga là quốc gia giữ vững ngôi đầu thế giới trong việc phát triển tên miền IDN.  Tên miền IDN .VN (tênmiềntiếngviệt.vn) cũng đạt được mức tăng trưởng khả quan, tới hơn 14% trong năm vừa qua.

   Cơ hội mở rộng cho tên miền tiếng Việt

   Theo đánh giá của Eurid và UNESCO, “.vn” là một trong những tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD) lớn trong khu vực châu Á, đứng sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Quá trình phát triển của tên miền IDN.VN được xem như một thành tựu không chỉ của riêng Internet Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn với trào lưu phát triển của IDN trên thế giới. Bắt đầu được cấp phát từ tháng 4/2011, chỉ ngày đầu tiên đã có 14.000 tên miền tiếng Việt được đăng ký, tuần đầu tiên là 113.129, chỉ bốn tháng đầu tiên đã có 360.357 đăng ký. Đến tháng 10 năm 2013, số lượng đăng ký IDN Việt Nam đã đạt 936.729. Đến tháng 7 năm 2014, số lượng tên miền tiếng Việt đã chính thức đạt 1 triệu tên miền, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng tên miền IDN lớn nhất trên Thế giới.

    Trong thời gian tới, khi các đại gia Internet lớn triển khai hỗ trợ toàn diện cho IDN email, chúng ta có thể nhìn thấy IDN được nâng lên một tầm cao hơn với những bước tiến to lớn trên thị trường mà Google đã là một đại gia dẫn đầu trong việc này. Đây cũng là một tin vui, một cơ hội cho Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật với email của tên miền tiếng việt (ví dụ: tháibình@chínhphủ.vn), tạo tài khoản tên miền tiếng việt để đăng nhập vào các mạng xã hội, … trên nhiều trình duyệt khác nhau. Điều đó hứa hẹn một chuyển biến lớn lao của Internet Việt Nam.

Chuyển tên miền (domain)




A. Chuyển tên miền quốc tế

1/ Điều kiện để transfer 1 Domain name

    + Tên miền phải được unlock
    + Bạn có Auth-info code
    + Bạn kiểm soát được email quản trị tên miền.
    + Tên miền phải được đăng ký hoặc duy trì hơn 60 ngày

2/ Transfer domain về Enom
    + Bước 1: Bạn cần kiểm tra các điều kiện để transfer
    + Bước 2: Tại Enom, bạn gửi lệnh transfer kèm với authcode
    + Bước 3: Check email admin (email nằm trong mục admin khi whois tên miền), bạn sẽ nhận được 1 email đề nghị bạn xác nhận. Sau khi bạn bấm nút Accept và hệ thống báo thành công, đợi thêm 5 ngày tên miền sẽ được chuyển về Enom.
    + Bước 4: Nếu Registrar cũ (nơi bạn chuyển tên miền đi) gửi cho bạn 1 email hỏi rằng bạn có muốn huỷ việc transfer không, bạn hãy bỏ qua email này.

    (*) Trường hợp thường thấy khi transfer thất bại


        - Authcode sai
        - Tên miền bị lock trong quá trình transfer
        - Bạn không nhận được mail xác nhận, hoặc nhận được mail xác nhận mà bạn không nhấn nút Accept
        - Vô tình bấm vào và xác nhận việc hủy transfer


    (*) Khi transfer thành công, thường tên miền được gia hạn thêm 1 năm và bạn thường phải trả chi phí này

3/ Transfer domain về OnlineNic
    + Bước 1: Bạn cần kiểm tra các điều kiện để transfer
    + Bước 2: Tại OnlineNic, bạn gửi lệnh transfer
    + Bước 3: Check email admin (email nằm trong mục admin khi whois tên miền), bạn sẽ nhận được 1 email đề nghị bạn xác nhận. Bạn hãy click vào link xác nhận:
        - Nhập password mà OnlineNic gửi kèm trong mail
        - Nhập Authcode
        - Bấm nút Accept
        Nếu hệ thống báo thành công, đợi thêm 5 ngày tên miền sẽ được chuyển về OnlineNic.
    + Bước 4: Nếu Registrar cũ (nơi bạn chuyển tên miền đi) gửi cho bạn 1 email hỏi rằng bạn có muốn hủy việc transfer không, bạn hãy bỏ qua email này.
    (*) Trường hợp thường thấy khi transfer thất bại
        - Authcode sai
        - Tên miền bị lock trong quá trình transfer
        - Bạn không nhận được mail xác nhận, hoặc nhận được mail xác nhận mà bạn không nhấn nút Accept
        - Vô tình bấm vào và xác nhận việc hủy transfer
    (*) Khi transfer thành công, thường tên miền được gia hạn thêm 1 năm và bạn thường phải trả chi phí này

B. Chuyển tên miền Việt Nam

    1. Bạn điền thông tin vào mẫu chuyển đổi nhà đăng ký có xác nhận chủ thể.
    2. Bạn mang mẫu chuyển đổi nhà đăng ký sang nhà đăng ký tên miền cũ lấy dấu xác nhận đồng     thuận.
    3. Gửi mẫu chuyển đổi nhà đăng ký đến Mắt Bão làm thủ tục chuyển đổi (nếu là cá nhân cần có thêm bản photo CMND)
    4. Phí chuyển tên miền : Hoàn toàn miễn phí.
    5. Vừa chuyển đổi và gia hạn tên miền, bạn sẽ được Giảm 10%
    6. Được cung cấp Password & Controlpanel quản lý tên miền (Domain) chuyên nghiệp như tên miền quốc tế.

Kiểm tra thông tin tên miền (domain) quốc tế

Đối với tên miền đang hoạt động, bạn sẽ cần quan tâm tới một số thông tin. Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách kiểm tra các thông tin liên quan tới tên miền quốc tế.
 


1, Thông tin sở hữu và thời gian hết hạn

- Để kiểm tra, bạn gõ whois.com/whois/domain.com trên địa chỉ thanh trình duyệt, nhớ đổi domain.com thành tên miền của bạn. Hầu hết các đuôi tên miền đều có thể kiểm tra tại đây. Trong trường hợp các thông tin hiện ra không đầy đủ mà có liên kết tới các website whois tên miền khác, bạn có thể kiểm tra bằng các địa chỉ sau:
+ Tucows (hay OpenSRS): http://resellers.tucows.com/whois/
+ GoDaddy: http://who.godaddy.com/

- Thông tin khi hiển thị thông thường bao gồm tối thiểu:
+ Ngày đăng ký, ngày hết hạn và ngày cập nhật gần nhất.
+ Chủ sở hữu (Tên, Email, Địa chỉ, Điện thoại).
+ Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật (nơi bạn đặt mua hoặc tiếp nhận đăng ký của bạn - Technical Contact).
+ DNS đang sử dụng.

* Các lưu ý:
+ Nếu thông tin chủ sở hữu tên miền có dạng "Contact Privacy Inc.", tức là tên miền này được ẩn thông tin chủ sở hữu. Dịch vụ này là tính phí đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế, nhưng HostVN sẽ cung cấp miễn phí cho khách hàng khi đăng ký tên miền. Vui lòng tạo ticket hỗ trợ để ẩn thông tin người sở hữu tên miền nếu bạn không muốn bị quấy rầy bởi spam hoặc e ngại việc tiết lộ các thông tin của mình qua tên miền.

2, Thông tin DNS (Nameserver) của tên miền


- Khi website hoạt động không ổn định hoặc khi cập nhật giá trị DNS (nameserver) của tên miền, bạn có thể gặp các trường hợp lỗi do update sai thông tin các bản ghi DNS (còn gọi là DNS record). Hãy truy cập địa chỉ intodns.com/domain.com (thay domain.com bằng tên miền hiện tại của bạn muốn kiểm tra).

* Tên miền khi trỏ về hosting sẽ cần ít nhất 3 loại bản ghi DNS: A, CNAME và MX:
+ Bản ghi loại A record sẽ trỏ về IP hosting/vps/server bạn đang lưu trữ website.
+ Bản ghi CNAME có giá trị www sẽ trỏ về domain.com để khi truy cập www.domain.com, nó sẽ tự động chuyển tới domain.com.
+ Bản ghi MX giúp tên miền có thể nhận các email @domain.com.

Chọn tên miền (domain)

Nên chọn tên miền như thế nào?

    Tên miền, địa chỉ ngôi nhà website trên Internet, là một phần không thể xem nhẹ. Thông thường không có quyền tự đặt địa chỉ cho mình. Nhưng trên Internet, bạn có cơ hội tự "sáng tạo" cho mình một hoặc vài địa chỉ.



    Cách đây vài năm, tiêu chí số một của tìm một tên miền để đăng ký là càng ngắn càng tốt. Nhưng với sự bùng nổ của các công ty .COM, tên miền có ít hơn 6 ký tự hầu như đã được đăng ký hết. Một số tiêu chí có thể tham khảo như sau:

1. Càng dễ đọc càng tốt: Địa chỉ thà dài dòng mà dễ đọc còn hơn ngắn mà phải uống lưỡi mấy lần mới phát âm chính xác. có nghĩ thế không ?

2. Không có nghĩa xấu khi được đọc bằng ngôn ngữ khác: Khi phải chọn tên miền bằng tiếng Việt không dấu, hãy chắc chắn rằng "cụm ký tự" đó không có nghĩa xấu trong các thứ tiếng khác.

3. Khó gây nhầm lẫn / khó viết sai: Nếu tên miền là kết hợp của 2 hoặc 3 từ, hãy cố gắng chọn những tên không thể bị đọc nối thành nghĩa khác / vô nghĩa.

4. Phù hợp với bạn: Nghĩa là liên quan đến lĩnh vực thông tin / sản phẩm mà website cung cấp hoặc là tên thương hiệu của sản phẩm / công ty.

5. Đừng giống với những tên miền sẵn có: Chắc chắn là không muốn địa chỉ nhà mình lại gần giống với một nhà nào khác rồi. Trừ khi mục đích là "ăn theo" một thương hiệu nổi tiếng nào đó.

Tốt nhất, nên lập một danh sách những lựa chọn & nhờ bè hoặc chuyên gia về thương hiệu tư vấn.

Lựa chọn tên miền (domain) - đơn giản mà phù hợp với SEO

     Ai cũng biết việc chọn cho mình tên miền đẹp & dễ nhớ là rất dễ. Nhưng ngày nay, các tên miền đẹp và dễ nhớ đã bị mọi người chọn và đăng ký rồi, cho nên vấn đề gặp phải là ứng với ngành, lĩnh vực mình đang và muốn làm website cho nó thì chon tên miền sao cho phù hợp, đẹp, dễ nhớ & quan trọng nhất là còn đăng ký được.



    Đọc trên các blogs, bài viết chuyên về tên miền, chuyên về SEO. Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn 12 thủ thuật cho việc chọn tên miền đẹp, hợp lý, dễ nhớ và tốt cho SEO.

1. Đưa ra TOP 5 tiên miền đẹp, dễ nhớ.


    Làm sao bạn có thể chọn đúng các từ khoá thuộc lĩnh vực mình đang làm. Đơn giản, bạn hãy dùng các công cụ từ khoá để liệt kê ra TOP 10 hoặc TOP 5 các từ khoá liên quan.

    Tiếp đến, bạn lên các websites đăng ký tên miền, tìm kiếm và liệt kê ra các tên miền đẹp nhất (Tất nhiên là chưa có ai đăng ký à). Tốt nhất là chọn ra khoảng TOP 5 tên miền và sau đó dùng phương pháp loại trừ để chọn ra 1 tên miền ưng ý nhất (Nếu bạn là tập thể thì đưa ra bầu chọn 5 tên miền và lấy tên miền có nhiều bầu chọn nhất). Các tên miền có thể chỉ lấy 1 cái duy nhất hoặc cũng có thề chọn cả 5 với đều kiện là Chỉ lấy 1 tên miền làm chính.

    Tỉ dụ như, bạn đang hoạt động trong lĩnh vực Bất Động Sản, thì bạn sẽ nghĩ ngay đến từ khoá: bat dong san, bds, nha dat, dat dai,….tuy nhiên đây chỉ là những cái từ khoá chính, ngoài ra bạn có thể thêm ghép các từ khoá: the gioi, tim, tim kiem, buon ban, thi truong, mua ban, trung tam,….vào các từ khoá chính nói trên.

    Thế thì tôi sẽ tìm kiếm các tên miền đẹp nhật từ đấy và tôi liệt kê ra TOP 5  (Tất cả các tên miền tui cho nó là chưa có ai đăng ký ):

www.batdongsan.com
www.nhadat.com
www.muabannhadat.com
www.timkiemnhadat.com
www.thegioinhadat.com

    Cuối cùng tôi dùng phương pháp loại trừ  – Tôi quyết định chọn cái tên miền đẹp mà ai cũng mơ ước www.nhadat.com(

Tại sao tôi lại chọn nó, vì theo như thống kê của các cỗ máy tìm kiếm, người ta lên internet để tìm kiếm thông tin liên quan đến bất động sản, nhà cửa đất đai thì người ta tìm nhà đất nhiều nhất. Vậy tại sao tôi không lấy cái tên www.batdongsan.com? vì từ khoá bất động sản nằm sau cái nhà đất. Điều này chứng tỏ rằng tôi sẽ có cơ hội tăng traffic từ cỗ máy tìm kiếm với từ khoá nhà đất và các từ khoá liên quan

2. Tên miền chỉ mình tôi có :

    Đừng có chọn tên miền mà trùng hoặc gần giống với người ta, nó gây ra nhầm lẫn hoặc nghe không hay đâu. Ví dụ nếu cái tên miền www.nhadat.com mà có ai mua rồi thì đừng nên chọn mua cái www.nhadat1.com, www.nhadat2.com, www.nhadat3.com,….như vậy tôi có thể chọn hàng trăm, hàng ngàn, hàng tỉ, hàng hàng,…tên miền na ná như thế.

    Do đó, tên miền phải là duy nhất và không gây nhầm lẫn là tốt nhất.

3. Chọn cái đót com đi:

    Giả sử cái www.nhadat.com đã bị đăng ký mất nhưng nhadat.net hoặc nhadat.org hoặc chấm cái khác nó còn, nhưng tai sao tôi lại không chọn nó đi vì nếu bạn chọn thì cho dù bạn có chiến dịch quảng cáo marketing hay đến mức là website bạn nổi tiếng như vnexpress.net thì vẫn có người nhầm lẫn đánh vnexpress.com (đảm bảo là có ai dám nói không có xem nào).

Do đó, ưu tiên ưu tiên và ưu tiên chọn chấm com.

4. Chọn cái dễ gõ trên bàn phím í:

    Nhiều cái tên miền đẹp ngắn gọn, dễ nhớ nhưng khó gõ trên bàn phím pà cố. Chẳng hạn như: buonbannhadat.com, buonbanle.com khó gõ lắm nha đừng có giỡn – Nói tóm lại là chọn tên miền càng gõ ít càng tốt như AAA.com, ACB.com, cnn.com,…

Vậy là có tên miên dễ gõ.

5. Chọn cái dễ nhớ luôn


   Cái nào dễ nhớ so với mọi người, đối tượng mà bạn nhắm tới. Đừng nên chọn cái tên miền gây khó nhớ và nhầm lẫn với cái khác. Ví dụ như: nhadatdothi.com – dễ nhớ đối với những người quen với nó nhưng sẽ khó nhớ đối với những người không xem đó là từ khoá thông dụng.

6. Giữ độ ngắn của tên miền đến mức có thể:

    Tôi có thể chọn: muabannhadat.com, thegioinhadat.com, timkiemnhadat.com,…nhưng để tối ưu và ngắn gọn hơn tui quyết định chọn www.nhadat.com.

7. Chọn cái tên miền có nội dung cho người ta mong đợi:

    Nhiều tên miền tưởng chừng vào nó sẽ tìm được những cái hay, cái liên quan đến tên miền nhưng thật ra thì không phải. Đừng bao giời làm thất vọng sự mong đợi của người truy cập lần đầu tiên vào website. Tôi thích cái www.nhadat.com, www.vieclam.com, www.muaban.com,….vì vào đó sẽ có những thông tin lên quan tôi muốn tìm. Những Google.com, Monster.com,…phải mất thời gian và đầu tư lâu dài họ mới có định hướng đúng như ngày hôm nay.

    Vậy thêm 1 cái thủ thuật nữa là chỉ chọn tên miền đúng với nội dung cung cấp

8. Chú ý những từ khoá quy phạm luật tên miền:

   Có thể bạn có 1 cái tên miền rất đẹp, bạn đã đăng ký nó ở nước ngoài, nó có thể giết chết doanh nghiệp hoặc website của bạn khi đi đăng ký thì tên miền của bạn thuộc danh sách đen (như: muabanlon.com – mua bán lớn – những tên miền quy phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam)

Bạn nên tham khảo luật đăng ký tên miền trước khi quyết định mua để khỏi phải phí thời gian vô ích.

9. Chọn cái gần với Thương hiệu của bạn:
   Bạn đã đăng ký thương hiệu, nhưng nhỡ may cái tên miền ứng với thương hiệu đó đã bị đăng ký mất, vậy thì làm sao? Có gì đâu bạn thêm cái gì đó vào – bạn cho đó là có ý nghĩa.

   Giống như cái ông SQuangCao.com cái tên miền www.quangcao.com người ta đăng ký mất, ổng không biết đăng ký cái nào nên ổng đăng ký cái SQuangCao.com – Chuyên về quảng cáo.

10. Bỏ cái dấu nối (-) và số đi nha

    Nhiều người khi đăng ký tên miền luôn thêm cái dấu gạch nối (-) hoặc số vào, nó không có tốt, nó gây cho người ta khó nhớ. Ví dụ: www.nha-dat.com, www.nhadat360.com,…kho nho hon la muabannhadat.com à – và người ta thường gõ liền nhau các tên miền. Nên đừng chọn cái tên miền có dấu gạch (-) và có số (0, 1, 2,…).

11. Đừng có chọn tên miền có những từ so sánh hay chuỗi từ:


    Những từ này thường gây cho người ta dễ dàng nhầm lẫn và ác cảm cái gì mình cũng hơn, hay chỉ tồn tại ở một thời gian duy nhất. Ví dụ như www.hotnhat.com, nhadat2007.com,…nó sẽ không tốt đâu và sẽ có hàng tỉ tên miền tương tự thế.

12. Sử dụng cái trang tìm kiếm tên miền có nhiều ưu điểm nhất:


    Chọn cái trang check tên miền với nhiều tính năng và nhanh nhất. Nó có thể đưa ra cho bạn các giải pháp và các tên miền liên quan ứng với những từ thông dụng nhất.Chọn cái sites tìm tên miền nhanh và dễ nhất như http://ajaxwhois.com/

Tuy nhiên, đừng có đăng ký thông qua các sites này mà hãy chon nhà đăng ký uy tín nhất.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Hướng dẫn các định giá tên miền (domain)

    (Domain Name) Định giá domain là một nghệ thuật nhưng không có nghĩa là nó không có phương pháp. Hôm nay, tôi xin giới thiệu phương pháp định giá domain theo phương pháp DCV. Một phương pháp vừa khoa học vừa nghệ thuật để có thể ước lượng bất kỳ 1 domain nào.



A. Chi phí so sánh hoặc chi phí thay thế:

    Đầu tiên, bạn cần tìm 3 domain đã được thị trường định giá tương đương với domain của bạn. Có nghĩa là bạn lấy giá của 3 domain mà bạn cho rằng có thể thay thế tương đương domain của bạn. Việc tìm domain tương đương sẽ dựa vào các yếu tố gần hoặc bằng với domain của bạn:
  •     Traffic
  •     Revenue
  •     Độ dài
  •     Sự gia hạn
  •     Tuổi domain
  •     Đuôi mở rộng (.com, .com.vn...)
  •     Lĩnh vực
  •     Tính ý nghĩa của domain
  •     Domain đã được phát triển hay chưa.

Ví dụ, bạn có domain 3 ký tự LLL.com.

Sau khi so sánh các yếu tố trên, các domain tương đương bao gồm:
  •     Logo.com $500,000
  •     Files.com $725,000
  •     Zero.com $330,000


   Như vậy chi phí thay thế = ($500,000 + $725,000 + $330,000)/3 = 520.000 USD
Sau khi đã có 3 domain theo bạn là tương đương, bạn áp dụng theo công thức sau:

B. Công thức tính giá trị của bản thân domain

Áp dụng công thức

a + b = c

b x d = e

c + e = f

e ÷ g = h

Với:

a = Chi phí thay thế

b = Số tiền mà domain kiếm được trong 1 năm

c = Tổng giá trị thay thế

d = Bội số mặc định là 3

e = b nhân cho d

f = c nhân cho e

g = Hệ số rủi ro (Định vị từ 2-5)

h = Giá trị của của bản thân domain ($)


     Từ ví dụ trên và áp dụng công thức trên, với hệ số rủi ro cho là mức 2 (do cảm nhận giữa cung và cầu thị trường), giá trị bản thân domain được tính như sau:

$520,000 + $2400 = $522,400
$2400 x 3 = $7200
$522,400 + $7200 = $529,600

$529,600/2 = 264.800 USD --> Giá trị bản thân của domain LLL.com

C. Giá trị tiếp thị của domain

Áp dụng công thức:

a x b = c

c x d = e

e x f = g

Với

a = Số lượt khách truy cập trong 30 ngày

b = CPC trung bình 1 tháng

c = a nhân b

d = Bội số Marketing, bạn lựa chọn giữ 12,24,36,48 tùy thuộc vào nhận định tính chất marketing mà domain đem lại.

e = c nhân d

f = Tỉ lệ hoán chuyển (mặc định là 0.10)

g = Giá trị tiếp thị của domain ($)

    Từ ví dụ trên,domain LLL.com có 3000 lượt khách truy cập trong 30 ngày, 1 ngày kiếm được trung bình 1.03 USD với nhận định tính chất tiếp thị của domain ở mức 3 (36) nên giá trị tiếp thị của domain LLL.com như sau:

3,000 x $1.03 = $3,090

$3,090 x 36 = $111,240

$111,240 x 0.10 = $11,124--> Giá trị tiếp thị của domain LLL.com

D. Giá trị sổ sách và giá thị trường của domain


Áp dụng công thức:

a + b = c

c x d = e

Với:

a = Giá trị bản thân domain

b = Giá trị Marketing của domain

c = Giá trị sổ sách ($)

d = Bội số sự chấp nhận của thị trường (Bạn có thể chọn từ 2-8 tùy thuộc vào khả năng chấp nhận của thị trường)

e = Giá trị domain có thể được thị trường đón nhận ($)
Sample Val

   Theo ví dụ trên, giá trị sổ sách của domain LLL.com là:

$264,800 + $11,124 = $275,924 --> Giá trị sổ sách của domain LLL.com

Giá trị thị trường có thể chấp nhận (nhận định ở mức 4):


$275,924 x 4 = $1,103,696 --> Giá trị thị trường của domain LLL.com

   Theo cách tính toán trên, vẫn có sự khác biệt nhất là nhận định hệ số rủi ro và hệ số thị trường chấp nhận. Thông thường người ta mặc định hệ số rủi ro là 2 và hệ số thị trường chấp nhận là 4, tuy nhiên, dựa vào cơ sở nào để tính là hoàn toàn do sự phân tích thị trường và cảm nhận về quan hệ cung cầu khi chào giá.

   Dù vẫn còn một chút khác biệt trong cách định giá do cảm nhận của mỗi người khác nhau về thị trường, tuy nhiên, đây hiện được xem là công thức thích hợp nhất để định giá domain.

   Bạn thử định giá domain của mình được giá trị bao nhiêu?

Chọn mua tên miền (domain) - Dễ mà hiệu quả

    Bài viết này dành cho những người định mua tên miền. Bất kể bạn muốn làm một trang blog cá nhân, mạng xã hội hay thương mại, việc mua một tên miền là điều đầu tiên nên làm, ngay cả khi bạn chưa có ý định xây dựng nội dung.



B1: Xác định nhu cầu và chọn tên miền

   Tên miền có cần gắn với một ý nghĩa nhất định không? Điều này là chắc chắn, nhưng không nhất thiết là phải nghĩ ý nghĩa trước khi nghĩ tên miền, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một tên miền độc đáo rồi tự đặt ý nghĩa cho nó. Vì vậy nó chỉ cần bảo đảm những yếu tố: độc đáo, dễ đọc

   Thường có 3 loại tên miền:

- Tên miền thương hiệu: Là tên miền không gắn với hoạt động của nó ví dụ như apple, monster rongbay, enbac, ...
- Tên miền từ khóa: Là tên miền gắn liền với hoạt động của nó: fpt.com, muachung.com, vnexpress.com, lamchame, kenh14
- Tên miền hỗn hợp: kết hợp cả 2 ví dụ như vanchuyentlc.com, fptdata,....

   Với một thương hiệu lớn thì cầ phải mua các tên miền liên quan vì tầm nhìn dài hạn ví dụ fpt có fpt.com, fpt.com.vn, fpt.vn, ....

B2: Kiểm tra tên miền

   Có tên miền đẹp nhưng có thể nó đã được đăng ký. Có rất nhiều trang web cho phép bạn kiểm tra tên miền Ví dụ như: tênmiền.vn, data.fpt.vn. Đây là ví dụ về kiểm tra tên miền tại data.fpt.vn
 
   Nếu tên miền đã bị chọn, bạn có thể liên hệ với người chủ sở hữu của tên miền đó (xem bao giờ hết hạn và họ có rao bán không). Nếu đó là một tay đầu cơ tên miền thì tốt nhất nên chọn tên miền mới để tiết kiệm chi phí. Và nhớ là tên miền đăng ký xong không sử dụng sẽ dễ bị thu hồi nhé.

   Tra cứu Whois (chủ sở hữu) , công ty đăng ký tên miền tại tênmiền.vn

B3: Đăng ký tên miền

   Các đơn vị bán tên miền tại Việt Nam đều do Bộ thông tin và truyền thông cấp phép do đó chênh lệch giá không đáng kể, gần như mua ở đâu cũng okie. Các nhà cung cấp lớn như: fpt, vdc, viettel, matbao, pa, .... Giá của các tên miền khá rẻ, vì vậy bạn không nên đắn đo khi bỏ tiền ra mua. Nên chọn các nhà cung cấp lớn để có thể được sự hỗ trợ tốt nhất.

   Sau khi thanh toán, bạn đã hoàn toàn sở hữu tên miền trong thời gian gia hạn. Sau đó để sử dụng nó bạn cần có một hosting hay server, chuyển dns, trỏ IP về hosting để có thể công khai nội dung của nó lên internet.

Tìm hiểu Cloud Computing, Cloud Hosting

    Có lẽ với nhiều người, ngay cả những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, thuật ngữ Cloud Computing và Cloud Hosting còn khá lạ lẫm. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu về Cloud Computing và Cloud Hosting là gì.

1. Cloud Computing là gì?



    Bạn có thể đã nghe nói đến thuật ngữ điện toán đám mây hay Cloud Computing, nhưng bạn đã hiểu Cloud Computing là gì hay không? Cloud Computing là mô hình sử dụng các công nghệ máy tính phát triển dựa trên mạng Internet. Từ “cloud” ở đây chỉ mạng Internet. Ở Việt Nam thông dụng hơn cả là thuật ngữ Điện toán đám mây. Nói 1 cách ngắn gọn, Cloud Computing đơn giản là 1 tập hợp các tài nguyên máy tính gộp lại và các dịch vụ cung cấp trên web.

    Ở mô hình điện toán này, tất cả các khả năng liên quan đến CNTT đều được cung cấp dưới dạng các Service (dịch vụ), cho phép người dùng truy cập và sử dụng các dịch vụ công nghệ từ 1 nhà cung cấp (Internet provider) nào đó trong “Cloud” mà không cần phải có kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ đó.

Ưu điểm của Cloud Computing:

- Tài nguyên được cấp phát một cách tức thời cho doanh nghiệp.

- Giảm chi phí: giảm bớt chi phí mua bán cài đặt bảo trì tài nguyên

- Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: bạn sẽ không cần quan tâm tới các vấn đề như đầu tư tài nguyên sẽ hết khấu hao, có lãi hay không....

   Tuy vậy doanh nghiệp cần phải tìm 1 nhà cung cấp đám mây đủ lớn và uy tín để đáp ứng được tất cả những nhu cầu trên. Và Viettel IDC là 1 trong những nhà cung cấp điện toán đám mây đầu tiên ở VN.

 2. Cloud Hosting là gì?



    Cloud Hosting là gì? Đây là một câu hỏi khá nhiều người vẫn còn đang mơ hồ. Cloud hosting là dịch vụ cung cấp, đáp ứng các yêu cầu dành cho khách hàng là doanh nghiệp , tổ chức, website TMĐT, cá nhân, diễn đàn có yêu cầu cao về an toàn thông tin, tính ổn định, khả năng mở rộng linh hoạt, tốc độ truy cập website nhanh.

    Thực chất Cloud Hosting giống hết các loại web hosting bình thường, cũng sử dụng các Cpanel hay Direct Admin, chỉ khác là nó chạy trên các máy chủ Cloud thì được gọi là Cloud Hosting.

    Ưu điểm lớn nhất của Cloud Hosting là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bạn chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên mà bạn sử dụng.

 

Quản lý tên miền (domain) và trách nhiệm của các chủ thể

 

 1. Trách nhiệm chung của chủ thể đăng ký tên miền.


  •      Chủ thể đăng ký tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
  •     Chủ thể đăng ký tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm nào về sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra.
  •     Chủ thể đăng ký tên miền có nghĩa vụ quản lý và theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của tên miền đã đăng ký. Trong mọi trường hợp, tên miền không tiếp tục nộp phí duy trì khi đến hạn đều bị tự động tạm ngừng và thu hồi theo [quy định].
  •     Chủ thể đăng ký tên miền có nghĩa vụ thông báo thông tin theo qui định.

2. Thay đổi thông tin


  •     Khi thay đổi thông tin liên hệ hoặc thay đổi người quản lý dịch vụ tại VinaHost, chủ thể đăng ký tên miền vui lòng chủ động thay đổi trong tài khoản quản lý của mình. Trường hợp chậm trễ trong việc thay đổi người quản lý dịch vụ, vui lòng gửi ngay thông báo bằng văn bản cho Vinahost để được giải quyết.
  •     Khi thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức hoặc các thông tin giấy chứng minh nhân dân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo ngay cho Vinahost để có tư vấn phù hợp.
  •     VinaHost không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do khách hàng không tuân thủ quy định này.

3. Nộp phí đăng ký mới và gia hạn tên miền


  •     Tên miền đăng ký mới phải được nộp đầy đủ lệ phí đăng ký (thu 1 lần duy nhất) và phí duy trì tên miền (thu theo năm, tối thiểu là 1 năm, khuyến khích nộp cho nhiều năm) ngay khi nộp hồ sơ. Khi chưa hoàn tất nộp phí, tên miền sẽ không được đăng ký.
  •     Chủ thể đăng ký tên miền phải chủ động theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của các tên miền đã đăng ký, phải chủ động nộp phí duy trì tên miền khi có thông báo của Vinahost qua email. Phí duy trì tên miền có thể nộp một lần cho nhiều năm hoặc nộp cho từng năm.
  •     Khi nộp phí gia hạn, chủ thể đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ các thông tin về: Tên của chủ thể đăng ký tên miền, nộp phí cho những tên miền nào, số năm duy trì cho mỗi tên miền và tuân thủ các quy định hướng dẫn thanh toán của chúng tôi tại đây. VinaHost  không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do chủ thể tên miền không tuân thủ quy định thanh toán này.

​4. Thông báo thông tin và nghĩa vụ khác


  •     Chủ thể đăng ký tên miền chịu trách nhiệm thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế tại website http://thongbaotenmien.vn của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, theo Điều 23 Luật Công Nghệ Thông Tin
  •     Tuân thủ Thông tư 09/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet
  •     Tham khảo Nghị định 28/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

Quy trình đăng kí tên miền (domain)

    Tên miền (Domain name) là định danh của website trên Internet. Tên miền thường gắn với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được ưu tiên cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.



    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN
  •         Bản khai đăng ký tên miền (đối với tên miền Việt nam).
  •         Hợp đồng cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền.
  •         bản photo chứng minh thư (đối với cá nhân)

    SỬ DỤNG & QUẢN LÝ TÊN MIỀN

        1. Trách nhiệm của chủ thể đăng ký tên miền
  •     Chủ thể đăng ký tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
  •       Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm nào về sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra.
  •        Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền có nghĩa vụ quản lý và theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của tên miền đã đăng ký: - Trong mọi trường hợp, tên miền không tiếp tục nộp phí duy trì khi đến hạn đều bị tự động tạm ngừng và thu hồi theo quy định.

        2. Thay đổi thông tin tên miền
  •       Mỗi khi có sự thay đổi các thông tin liên hệ liên quan đến sự hoạt động và quản lý của tên miền như địa chỉ cơ quan, địa chỉ thanh toán, địa chỉ email, số điện thoại, số fax, người quản lý tên miền, người chịu trách nhiệm thanh toán, email thanh toán, v.v... chủ thể đăng ký tên miền phải điền các thông tin thay đổi đó vào "Bản khai thay đổi tên miền" và gửi về BizMaC.
  •       Chủ thể đăng ký tên miền phải tự chịu trách nhiệm khi các thông báo từ BizMaC không đến đúng địa chỉ do không cập nhật kịp thời thông tin liên hệ, dẫn đến bị mất tên miền. Khi nhận được các bản khai thay đổi tên miền, BizMaC có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi đó vào cơ sở dữ liệu khách hàng của mình và gửi các thông tin thay đổi đó về Trung tâm Internet Việt Nam, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ cập nhật đầy đủ thông tin vào cơ sở dữ liệu quản lý của tên miền.

       3. Nộp phí đăng ký mới và duy trì
  •        Tên miền đăng ký mới phải được nộp đầy đủ lệ phí đăng ký (thu 01 lần duy nhất) và phí duy trì tên miền (thu theo năm, tối thiểu là 01 năm, khuyến khích nộp cho nhiều năm) ngay khi nộp hồ sơ. Khi chưa hoàn tất nộp phí, lệ phí, tên miền sẽ không được đăng ký.
  •        Chủ thể đăng ký tên miền phải chủ động phối hợp hoàn thành thủ tục ký hợp đồng gia hạn tên miền và nộp phí duy trì trước khi tên miền hết thời hạn sử dụng 01 tháng.
  •       Phí duy trì tên miền có thể nộp một lần cho nhiều năm hoặc nộp cho từng năm.
  •      Tên miền hết thời hạn sử dụng sẽ bị tạm ngừng hoạt động. Nếu chủ thể đăng ký vẫn còn nhu cầu sử dụng thì phải hoàn tất nộp phí duy trì trong thời gian gia hạn nộp phí cho phép (do Trung tâm Internet Việt Nam quy định phù hợp với từng giai đoạn). Quá thời gian gia hạn, tên miền không nộp phí duy trì tiếp sẽ bị xóa bỏ cho các chủ thể khác đăng ký.
  •       Hiện tại, thời gian gia hạn cho phép nộp phí duy trì được Trung tâm Internet Việt Nam quy định là 30 ngày kể từ ngày tên miền hết hạn sử dụng.
  •      Khi nộp phí duy trì, chủ thể đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ các thông tin về:
               - Tên của chủ thể đăng ký tên miền.
               - Nộp phí cho những tên miền nào.
               - Số năm duy trì cho mỗi tên miền.
  •      Nếu không cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến việc nhà đăng ký tên miền, BizMaC không xác định được phí nộp cho tên miền nào thì coi như tên miền chưa được nộp phí duy trì. Trường hợp này, chủ thể đăng ký tên miền phải tự chịu trách nhiệm nếu tên miền bị ngừng hoạt động, bị xóa bỏ. Các khoản tiền không rõ nguồn gốc này sẽ được chuyển trả lại